Nhiều thai phụ bị sốc khi mất con nhưng gia đình không biết…
Tổn thương tinh thần sau sẩy thai phá thai
Chị L.T.K. (45 tuổi) cho biết chị có thai ngoài kế hoạch khi đã có hai con. Chị đến khám thai tại một bệnh viện phụ sản ở TP.HCM, bác sĩ nói tim thai em bé không được tốt, vợ chồng chị phải quyết định bỏ thai.
Sau bỏ thai được 4 ngày, mang tâm trạng buồn và mệt nhưng chị K. vẫn đi làm trở lại. Sau này, chị K. thấy sức khỏe giảm sút hẳn. Chị hay bị cảm lạnh, đau nhức người, buồn trong người... nên chị cho rằng do sau khi bỏ thai, chị chăm sóc sức khỏe chưa tốt, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Bác sĩ CKII Văn Phụng Thống, nguyên phó khoa cấp cứu Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), cho hay trong các khuyến nghị mới được công bố, các chuyên gia sản phụ khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã mang thai và ngay cả khi chưa thật sự có con do sẩy thai hoặc phá thai cũng đều cần chú trọng chăm sóc sức khỏe.
"Chăm sóc sức khỏe sau sinh và giữa các lần mang thai là cơ hội để phụ nữ giải quyết các biến chứng, các vấn đề y tế phát triển trong thai kỳ, được chuyên gia y tế đánh giá sức khỏe tinh thần và thể chất, từ đó tối ưu hóa sức khỏe trong suốt cuộc đời. Hầu hết mọi người chỉ tập trung vào sức khỏe của em bé, nhưng để các bà mẹ chú trọng việc chăm sóc bản thân cũng là một điều có ý nghĩa và rất cần thiết", bác sĩ Thống lưu ý.
TS Bùi Chí Thương - trưởng khối sản Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM - cho biết dân gian có câu "Một lần sẩy bằng bảy lần sinh", ý muốn nói ở đây là tổn thương về mặt tinh thần của người phụ nữ khi sẩy thai, phải phá thai, mất con. Khi đã tổn thương về mặt tinh thần, có thể sẽ dẫn tới tổn thương về mặt thể chất.
Sẩy thai hay phá thai đều là nỗi đau của người phụ nữ. Do vậy, trong thời gian này họ cần được chăm sóc về mặt tinh thần và dinh dưỡng. Cần được an ủi, quan tâm, không dè bỉu, phân biệt hay kỳ thị sẽ làm cho người phụ nữ thêm day dứt, có thể bị trầm cảm…
Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc sau sinh
Theo bác sĩ Thống, các bà mẹ sau khi sinh con cần được theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ), theo dõi co hồi tử cung và sản dịch, chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn - đây là điều rất quan trọng trong cách chăm sóc mẹ sau sinh thường.
Bác sĩ Thống nhấn mạnh nếu sản dịch ít hoặc không có thì bà mẹ nên vận động sớm. Tránh để sản dịch ứ, tử cung khó co hồi rất dễ gây nhiễm trùng huyết, đôi khi phải cắt bỏ tử cung để giải quyết.
Ngoài ra, việc vận động sớm cũng giúp bà mẹ giảm táo bón cũng như những vấn đề về bàng quang, giảm thuyên tắc phổi, tắc tĩnh mạch.
Ngoài chăm sóc da, các bà mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ, luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh những tác nhân gây căng thẳng để hạn chế tối đa khả năng trầm cảm sau sinh.
Các bác sĩ khuyên các sản phụ nên kiêng tắm rửa tầm 3-5 ngày sau sinh, không nên nằm cữ đến 2 tuần hay cả tháng. Tình trạng vệ sinh không sạch sẽ khiến mụn nhọt và các vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển và tấn công sản phụ.
Trong thời gian kiêng cữ, các sản phụ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng nước ấm, nên gội đầu bằng dầu gội để tránh tình trạng bết dính tóc gây ra đau đầu. Sau khi cơ thể đã khỏe, các sản phụ có thể tắm rửa bình thường bằng nước ấm dưới vòi hoa sen, ở nơi tránh gió. Tuyệt đối không tắm trong bồn sẽ dễ gây nguy cơ nhiễm trùng và cảm lạnh.
Thực đơn của các mẹ sau sinh khá nhàm chán, chủ yếu là cơm trắng với thịt kho khô, móng giò... Tình trạng ăn uống nghèo nàn kéo dài có thể khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng. Việc ăn thức ăn khô khan cũng dẫn đến việc đi tiêu khó, gây chứng nứt hậu môn, trĩ… Những bà mẹ bị cao huyết áp ăn mặn nhiều có thể làm tăng huyết áp và tiền sản giật.
Chú trọng chăm sóc sau sẩy thai, bỏ thai ra sao?
Theo Đông y, những trường hợp sau sinh hay sẩy thai, bỏ thai cần giữ cho bàn chân ấm, không nên nhúng nước lạnh vì nếu không kinh lạc (đường vận hành của khí huyết toàn thân) sẽ làm cơ thể yếu đi. Trong thời gian này, người phụ nữ cần hoạt động nhẹ nhàng và có chế độ dinh dưỡng đủ chất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận