Thế nhưng đáng buồn và đáng lo ngại khi hiện nay trong xã hội đang xuất hiện tình trạng chai sạn cảm xúc. Chứng kiến một tai nạn bất ngờ trên đường phố, một người xây xẩm mặt mày té xỉu giữa chốn đông người thật thương tâm, ai đó muốn dừng lại để giúp đỡ nạn nhân nhưng ngập ngừng rồi lặng lẽ quay đi khi họ nhận ra một gương mặt quen quen cũng đã từng một lần gặp “tai nạn” như thế, thì ra đó là màn “lăn đùng” điệu nghệ để lừa đảo tình người.
Nhiều lần sau đó thấy một trường hợp tương tự, dù là chuyện thật chứ không phải “diễn”, nhưng cảm xúc của người chứng kiến chắc chắn sẽ không còn được như lúc ban đầu mà chỉ còn là sự hồ nghi.
Thái độ nghi ngờ có thể giết chết cảm xúc, thái độ nghi ngờ có thể trở thành một thói quen làm con người ít quan tâm đến điều gì đang xảy ra xung quanh mình, gây khó khăn cho quá trình hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động và có thể đánh mất các giá trị tốt đẹp của cộng đồng.
Rất nhiều người đã bộc lộ cảm xúc thật của mình qua hành động nghĩa hiệp, hỗ trợ người yếu thế và có lúc họ đã phải chấp nhận rủi ro, hứng chịu những đòn thù không ai chia sẻ. Trong chốn mưu sinh, không ít người đã chìa tay giúp bạn vượt cơn khốn khó mà không hề tính toán thiệt hơn, nhiều bậc “trượng phu” vừa làm người lương thiện vừa làm gương chiến sĩ đấu tranh cho lẽ phải, công bằng, họ đang là những người đáng kính, là mẫu người làm chúng ta còn vững tin vào tính nhân văn của các quan hệ xã hội đa chiều ngày nay. Tuy nhiên, nếu không có những liệu pháp khuyến khích để tán dương, nhân rộng những biểu tượng như vậy thì có khi chúng ta phải đối diện với những hệ quả tiêu cực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận