29/03/2006 07:10 GMT+7

Cây ăn thịt hoạt động ra sao?

NGUYỄN SINH (BBC News)
NGUYỄN SINH (BBC News)

TT - Thông thường cây cối có thể tự tạo ra nguồn thức ăn cho mình. Chúng lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm, khoáng chất dưới đất và quang hợp từ ánh sáng mặt trời.

T6W1zCYf.jpgPhóng to

Cây ăn thịt Venus flytrap

Tuy nhiên, có vài loại cây chuyên lấy khoáng chất không phải từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật.

Các loài cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm (pitcher plant), cây loa kèn vàng (yellow trumpet) hay cây gọng vó (sundew) có chung cách thức bẫy côn trùng là dùng những chất có mùi ngọt, thơm của chúng để hấp dẫn côn trùng.

Những chất nhầy nằm ở cuối thân hoa sẽ phân hủy xác côn trùng vô ý rơi vào bẫy thành thức ăn giúp chúng có thêm chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn có cây venus flytrap (tên khoa học Dionaea muscipula) sinh sống nhiều ở vùng Carolina (Mỹ).

Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa, bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức úp lại khiến côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất dinh dưỡng cho cây.

Người ta cũng biết tới vài loài cây ăn thịt lớn khác nữa như cây Nepenthes và cây Amorphophallus titanum (đều có nguồn gốc từ Indonesia). Chúng có khả năng bẫy những loại côn trùng lớn, thậm chí cả những động vật nhỏ như chuột, thằn lằn và ếch nhái.

NGUYỄN SINH (BBC News)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên