Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTCT - Năm 2010, từ một bài báo của Tuổi Trẻ Cuối Tuần, nhiếp ảnh gia người Mỹ Catherine Karnow(*) đã tìm lại được nhân vật chị từng chụp 20 năm trước trong bức hình nổi tiếng Người phụ nữ trên tàu hỏa khi đi trên chuyến tàu Thống Nhất năm 1990. Tuổi Trẻ Cuối Tuần gặp lại chị ở Sài Gòn trong những ngày tháng 10 này để nhìn lại rất nhiều những ngẫu nhiên tình cờ ấy.
Tôi luôn cố tìm hiểu đất nước này có ý nghĩa gì với mình. Cái cảm giác mà mình thuộc về cùng tất cả những ngẫu nhiên xảy đến trong suốt thời gian dài và sự gắn kết của tôi với mọi người. Đó như là định mệnh. Càng nhiều năm thì tôi càng cảm thấy điều này.
Đến lúc tôi sắp xếp cho cuốn sách này cùng cuộc triển lãm (2015), tôi buộc phải suy nghĩ về mối quan hệ của tôi với VN. Có gì đó về những "sự ngẫu nhiên" tôi hay gặp mà không biết giải thích sao. Khi đó có người nói với tôi rằng VN có một từ để giải thích, đó là "gặp duyên". Khi tôi hiểu được từ này, dường như nó khái quát hóa được tất cả trải nghiệm của tôi với VN.
Trải nghiệm sau nhiều năm, tôi thấy chắc chắn có điều gì đó bí ẩn. Tôi không biết nó từ đâu tới và vì sao lại vậy. Đương nhiên nó gắn với thực tế là tôi lớn lên ở châu Á, tôi ở Hong Kong cho tới năm 10 tuổi. Nhưng có phải chỉ là vì tôi được ở cạnh những người châu Á hay không? Không phải vậy. Chỉ là vì khi tôi lớn lên, cha tôi tới VN rất nhiều, tôi không tới VN khi nhỏ. Mọi người hay hỏi tôi về cha (nhà báo Stanley Karnow): "Ông ấy có nói về VN không? Chị có cố gắng thành công được như ông ấy?". Luôn có những câu hỏi kiểu vậy. Nhưng những trải nghiệm của tôi ở VN thì chẳng liên quan gì tới trải nghiệm của cha tôi. Có phải là vì tính cách, con người tôi? Có phải là tôi hợp với VN? Có phải là vì những giá trị mà người Việt tôn trọng thì tôi cũng rất tôn trọng?
Phải mất rất nhiều năm tôi mới nhận ra một điều: tôi luôn bị chìm trong cảm giác mất mát (kìm nước mắt). Tôi luôn sống trong cảm giác mất mát và hoài niệm. Nó định hình tôi, dẫn dắt tôi tới con đường phóng viên ảnh. Tôi luôn tự hỏi vì sao lại như vậy.
Có phải nó bắt đầu từ việc tôi phải rời Hong Kong năm lên 10 tuổi - điều rất khó khăn với tôi. Tôi luôn có cảm giác hoài niệm rất nhiều. Cả gia đình tôi cũng hoài niệm rất nhiều (về thời gian ở Hong Kong). Chúng tôi yêu những năm tháng đó. "Đó là những năm tháng vàng", họ luôn nói vậy. Tôi cảm thấy người Việt cũng có cảm giác hoài niệm và mất mát. Sự hoài niệm của họ rất mạnh.
Đến khi tôi học được từ "buồn" ở VN, tôi bắt đầu thấy vẻ đẹp từ những nỗi buồn, từ những mất mát. Nó khiến bạn nhận ra thay vì chỉ buồn thì ta nhìn thấy vẻ đẹp trong chính những nỗi buồn đó.
Ở Mỹ hay các nước phương Tây, mọi người luôn tâm niệm là phải hạnh phúc và mọi thứ đều ổn. "Anh sao rồi?". "Tôi rất ổn". Hầu như không ai muốn nói về nỗi buồn. Người phương Tây không biết xử lý nỗi buồn và mất mát thế nào. Trên góc độ là phóng viên ảnh, khi tới VN bắt đầu chụp hình ở đây, đặc biệt là chụp con người, có những biểu lộ mà tôi sẽ chụp đi chụp lại. Dường như mỗi người khi nhìn vào camera hay nhìn tôi, nó giống như một điệu nhạc nổi lên và luôn có một nốt trầm trong đó. Đó là một cái nhìn rất đặc trưng mà bạn thấy ở chân dung của rất nhiều người tôi đã chụp trong nhiều năm qua. Tôi vẫn thấy điều đó trên những khuôn mặt người Việt ở đây - vừa trầm buồn vừa đẹp.
Mở cửa, rồi tới giai đoạn đầy hào hứng. Có chút ngây thơ của những kỳ vọng, của mong chờ đối với Đổi mới - kỳ vọng của tự do, của các ý tưởng ùa vào. Rồi tôi tự hỏi liệu lúc nào đó đất nước này còn lý thú với mình nữa hay không trên góc độ phóng viên ảnh. Vì giờ khi cánh cửa mở toang, mọi thứ đều sáng sủa, đó là ánh nắng chói chang, thậm chí không phải là ánh sáng tốt (cả nghĩa bóng và nghĩa đen với nhiếp ảnh). Liệu có ở đó những cảm nhận và thích thú như trước?
Tôi đã thấy những phóng viên ảnh đồng nghiệp cũng chụp một số hình thời kỳ đầu trong những năm 1990. Giờ khi họ trở lại thì ảnh họ rất tệ. Dường như họ không còn cảm thấy hấp lực ở VN nữa. Tôi cũng có những lúc nghĩ "vậy bản thân mình thì sao?", khi ở đây giờ giống y như Singapore, New York hay bất cứ đâu, mọi người ở đây thậm chí dùng những ứng dụng còn hiện đại hơn tôi.
Nhưng tôi vẫn thấy VN có những điểm hấp dẫn vô kể. Quay lại cảm giác nỗi buồn, tôi vẫn cảm thấy điều đó. Phải chăng vì đó là tính cách của người Việt? Năm 2014, tôi chụp những người thợ cắt tóc trên phố. Tôi vẫn thấy những cảm xúc buồn, sự tĩnh lặng đó. Tôi vẫn gặp những người "chạm" tới tôi về mặt cảm xúc rất sâu như vậy. Tôi nói chuyện rất lâu với người thợ cắt tóc và chụp chân dung ông. Tôi hỏi về những trang trí phù điêu của ông ở đó và thắc mắc: "Nhưng đây không phải đất của ông mà". Ông ta bảo "Không. Nhưng tôi vẫn muốn làm nó đẹp thêm một chút vì hằng ngày tôi làm ở đây. Tôi cứ trang trí nó mấy năm qua". Rồi ông nói: "Chị biết không, kể cả anh cắt tóc thì cũng có thể có cái phần nghệ sĩ bên trong anh ta". Tôi thấy câu chuyện đó rất đẹp.
Có những thay đổi. Nhưng có những thứ thì không. Là nghệ sĩ nên tôi tiếp xúc với thế giới một cách cảm xúc và trực giác. Cần như vậy thì mới có thể trở thành phóng viên ảnh giỏi được. Tôi không nói về cảm xúc một cách hỗn loạn, mất kiểm soát mà cảm xúc bằng sự cảm nhận, cảm nhận với con người. Ở VN, tôi không phải sợ chuyện thể hiện cảm xúc đó của mình. Người VN không chỉ tạo không gian cho bạn thể hiện cảm xúc, họ còn thấy sự thể hiện cảm xúc đó là điều đẹp đẽ.
Ví dụ, tôi có thể gặp ai đó lần đầu và chúng tôi chụp hình với nhau 15 phút hay cả buổi chiều, thậm chí cả ngày. Cô gái bán hoa mà tôi chặn lại giữa đường để chụp ảnh làm hình bìa cho tờ tạp chí Smithsonian. Tôi gửi cho cô ấy tờ tạp chí mà cô ấy không bao giờ nhận được, đến lúc tôi quay lại để gặp cô ấy. Ở một số nền văn hóa nhất định, khi bạn mang hình ảnh lại cho họ, họ sẽ đơn giản nói: "Tuyệt quá, cảm ơn bạn". Họ biết ơn và nói vài lời lịch sự.
Ở VN phản ứng sẽ là: "Trời ơi, thật là tuyệt quá. Đẹp quá trời". Bạn có thể cảm thấy rõ sự biết ơn rất lớn và sâu sắc từ họ với một điều gì đó rất đẹp đẽ. Nói cách khác, những gì người Việt thấy rất đẹp và xúc động thì tôi cũng đồng điệu với họ.
Sẽ khó để nói là tôi thích VN nào hơn. Tôi không còn 32 tuổi nữa (cười) khi tôi thích chụp được hình và có những trải nghiệm, nên tôi sẽ thích những tiện nghi của bây giờ, hạ tầng giờ tốt hơn nên tôi có thể dễ dàng đi lại. Thách thức của tôi giờ chỉ là khả năng sáng tạo hay vấn đề về tiếp cận. Những năm 1990, mọi thứ rất khó. Đi lại từ nơi này tới nơi kia vô cùng vất vả. Không có WiFi, rồi cái gì người Việt cũng nói “vâng vâng” (vì không hiểu ngoại ngữ). Trải nghiệm khi đó thì thú vị nhưng làm việc thì rất vất vả.
Đó là cách của tôi (cười). Nhiếp ảnh có thể làm gì? Đó vẫn là bí ẩn, tôi không thể giải thích. Tại sao tôi vẫn thấy hấp dẫn bởi công việc mà tôi đã làm từ năm 1975 cho tới giờ. Năm 1975 là năm có ý nghĩa với cả lịch sử VN và Mỹ, cũng là năm tôi cầm máy ảnh lên và quyết định sẽ nghiêm túc với nghiệp nhiếp ảnh. Tôi yêu nhiếp ảnh ngay khi đó. Làm thế nào tôi vẫn yêu thích nó đến vậy sau quãng thời gian dài thế, thật là điên khùng. Nên có gì đó rất bí ẩn về nhiếp ảnh.
Khi bạn chụp hình với ai đó, bạn có trải nghiệm với người đấy. Đặc biệt là khi có trải nghiệm đặc biệt - đôi khi chẳng cần phải là chụp ảnh. Ví dụ như Trần Thị Điệp (nhân vật của bức hình “Người phụ nữ trên tàu hỏa”). Bức hình của Điệp trở thành biểu tượng. Khi chúng tôi gặp lại, khoảnh khắc đó rất đặc biệt với tôi. Bức hình đã được triển lãm, được đăng đi đăng lại rất rất nhiều lần, nhưng tôi lại chưa chia sẻ được thành công của bức hình đó với Điệp. Tôi là người chụp hình nhưng chị ấy là nhân vật, chị ấy đúng ra xứng đáng nhận những khen ngợi. Bức hình của tôi sẽ không thể thành công vậy nếu không có Điệp. Tôi không muốn đó chỉ là bức hình nổi tiếng và chị ấy chỉ là một khuôn mặt. Chị ấy là một con người. Chị ấy có ký tờ giấy đồng ý làm mẫu, nhưng điều đó là không đủ với tôi, tôi muốn xây dựng tình bạn, một tình bạn thật sự.
Không. Tôi đến cái tuổi mà tham vọng về nghề nghiệp đã dịu hoàn toàn (cười). Dù tôi luôn cố gắng hết sức cho các dự án của mình nhưng tôi chưa bao giờ cố gắng leo bất cứ chiếc thang nào hay đặt ra mục tiêu phải đạt. Đời quá ngắn mà tham vọng vậy thì chẳng ý nghĩa gì. Tôi có những đồng nghiệp mà cả đời khổ sở để cố leo chiếc thang nào đó... Nhưng tôi thật sự rất đòi hỏi với chính mình, muốn có cảm giác là mình thành công (trong công việc). Tôi cần làm việc. Việc này có rất nhiều lý do: Tôi đến từ gia đình Do Thái nhập cư từ Đông Âu tới Brooklyn. Trong cộng đồng đó, từ cha tôi truyền tới tôi, mọi người đều có sự thôi thúc phải cố gắng kiếm được chỗ đứng của mình. Nó đơn giản là đặc trưng của cộng đồng Do Thái nhập cư dù đã trải qua nhiều thế hệ.
Áp lực không đến từ cha mẹ tôi mà thường từ chính bản thân tôi. Tôi theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Mọi việc nên được làm bằng cách tốt nhất. Tinh thần đó được truyền cho tôi từ rất sớm. Tôi thấy mình có một tài năng và cùng lúc, thấy mình có một sứ mệnh. Sẽ là một sự phí phạm tài năng đó nếu tôi không phát huy được nó.
Có áp lực gì từ việc cha tôi là nhà báo nổi tiếng không ư? Phải thừa nhận là mặt nào đó thì có. Nhưng không phải là “tôi phải cố được bằng như ông ấy”. VN của ông và VN của tôi rất khác nhau. Ông ấy là nhà sử học và nhà báo nên ông ấy viết về VN theo cách đó. Tôi là phóng viên ảnh, tôi là nhà báo ảnh, tôi nghiên cứu, tự viết câu chữ, cố tìm hiểu rõ nhất những gì tôi chụp, cái gì nên chụp, ý nghĩa của nó là gì. Lời chú thích cần thông minh, dễ hiểu và mang thông tin cho người xem. Tôi là phóng viên ảnh chứ không phải là người chụp hình nghệ thuật.
Với cha tôi, VN là tư duy, bộ não. Với tôi, VN là trái tim và linh hồn. Tôi yêu việc chúng tôi chia sẻ đam mê về VN. Khi còn sống, ông luôn tự hào nói tôi nối tiếp di sản của ông. Mỗi lần tôi từ VN về, ông rất thích nghe những câu chuyện, nghe xem tôi gặp ai, những quan sát của tôi. Ông nhìn bức ảnh rồi nói: “Nhìn này, Gucci kìa. Thật kinh hoàng!!!”. Ông rất ngạc nhiên với những thay đổi mà ông chứng kiến trong lần cuối ông đến VN năm 2000 qua những bức hình của tôi.
Ký ức của tôi mạnh nhất là trong 20 năm qua, gia đình tôi hay có tiệc tùng mời bạn bè đến. Rất nhiều người từng tác nghiệp ở VN đến. Họ liên tục nói về VN. Không phải chỉ là nhớ lại. Họ nói rất to về chuyện gặp ông đại tá nào đó ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Đức Thọ hay các nghị sĩ... Cho đến lúc cánh phụ nữ phải nói: “Đêm nay không nói gì về VN. Nếu các ông muốn nói về VN thì chúng tôi sẽ ra phòng khách”. Thỉnh thoảng có ai đó hỏi về VN bây giờ, cha tôi bảo: “Cái đó thì phải hỏi Cathy, con bé biết nhiều hơn về VN bây giờ”. Ông đã chuyển cây gậy tiếp sức cho tôi. Nên nếu nói về VN sau năm 1975 thì tôi sẽ là người nói hoặc kể chuyện.
Cứ chăm chỉ, hãy đam mê, hãy hết lòng với công việc. Nhưng theo đuổi nhiếp ảnh vào lúc này thì cần tìm hiểu thêm. Tôi thành công với nghề ảnh nhưng không thành công về mặt tiền bạc với nghề ảnh. Hầu như tôi làm mà không để dành được gì.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận