Thung lũng treo Tĩnh Túc, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng nằm trong Công viên địa chất non nước Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Cụ thể, khách du lịch hai nước đi qua cửa này để nhập cảnh vào nước bạn sẽ không cần visa, mà chỉ cần đóng dấu trực tiếp vào hộ chiếu khi thông quan. Khách đi qua cửa này theo cơ chế đặc biệt thì có thể đi lại trong phạm vi khoảng 400ha của hai bên, xung quanh cửa tại thác Bản Giốc.
Đại diện tỉnh Cao Bằng cho biết đây là vấn đề mới và khó, chưa có tiền lệ nên mới "đang chuẩn bị điều kiện về hạ tầng và thể chế" để triển khai việc này. Dự kiến cuối năm 2018 đầu năm 2019, Cao Bằng sẽ thực hiện thí điểm giai đoạn 1 việc mở cửa mới này, đưa du khách Trung Quốc vào Việt Nam với số lượng hạn chế là 300 khách/ngày.
Việc mở lối này chỉ là cụ thể hóa Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc được ký kết giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2015.
Cũng tại họp báo, đại diện UBND tỉnh Cao Bằng cho biết tối 24-11 tại trung tâm TP Cao Bằng sẽ diễn ra lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng sẽ là công viên địa chất toàn cầu thứ hai ở Việt Nam sau Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Thông tin từ UBND tỉnh Cao Bằng cho hay với hơn 3.275km² trải dài trên địa bàn 9 huyện của tỉnh Cao Bằng, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng đang là nơi sinh sống của 250.000 người thuộc 9 dân tộc ít người. Các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá, đề xuất xếp hạng hơn 130 điểm di sản địa chất độc đáo.
Cùng với giá trị về địa chất, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao... và đặc biệt là thác Bản Giốc - một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.
Công viên này cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Tại buổi họp báo, Cao Bằng cũng công bố di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng biên giới năm 1950, huyện Thạch An là Di tích quốc gia đặc biệt. Di tích này cách TP Cao Bằng khoảng 40km, có 19 di tích và điểm di tích nằm trên địa bàn 4 xã, thị trấn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận