16/04/2014 09:14 GMT+7

Cảnh báo là tốt nhưng phải chính xác

L.TH.H.
L.TH.H.

TT - Bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết như vậy dưới góc nhìn của người thầy thuốc về thông tin sức khỏe trên báo chí tại buổi tọa đàm “Truyền thông nguy cơ sức khỏe: làm thế nào tránh gây hoang mang cho công chúng?” do Viện Nghiên cứu kinh tế y tế và quản trị bệnh viện tổ chức ngày 15-4.

Mỹ hoang mang trước bệnh "lạ" bùng phát Đừng gây hoang mang bằng “đề xuất trên trời”

Theo bác sĩ Hữu Khanh, thông tin báo chí về nguy cơ sức khỏe có rất nhiều lợi ích nếu chính xác. Thực tế bác sĩ có nói thế nào thì người dân cũng không nghe bao nhiêu nhưng truyền thông có sức mạnh lan tỏa và sức thuyết phục rất lớn khiến người dân tin tưởng. Tuy nhiên, nhiều khi thông tin về nguy cơ sức khỏe có một số báo đã dùng những ngôn từ làm cho người dân hoảng... Một câu nói của truyền thông nếu không đúng có khi làm bác sĩ phải nói lại 1.000 lời trong ba tháng mới có thể khiến người dân hiểu đúng.

Nhận xét về thông tin nguy cơ sức khỏe trên báo chí VN, TS Nguyễn Đức An - giảng viên báo chí ĐH Bournemouth (Anh) - cho rằng vẫn còn tình trạng báo chí khi truyền thông về nguy cơ sức khỏe chạy theo tâm lý đám đông, cách thông tin chưa đủ chứng cứ, có khi như “đổ thêm dầu vào lửa”. Khi thông tin về nguy cơ sức khỏe, các nhà báo cần lưu ý đừng chạy theo tâm lý đám đông, đừng nhầm lẫn nguy cơ tương đối với nguy cơ tuyệt đối, đừng lấy một nghiên cứu riêng lẻ như chân lý cuối cùng...

L.TH.H.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên