28/10/2005 01:18 GMT+7

Căng thẳng Iran - Israel

SƠN NGUYỄN (Theo BBC, Interfax, AFP)
SƠN NGUYỄN (Theo BBC, Interfax, AFP)

TT - Phát biểu của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hôm 26-10 đòi "loại Israel khỏi bản đồ" đã tạo ra một làn sóng bất bình mạnh mẽ của phương Tây. Tình hình ngoại giao càng trở nên phức tạp khi Israel đề nghị Liên Hiệp Quốc loại bỏ Iran khỏi tổ chức này.

zGSWMlb2.jpgPhóng to

Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tại hội nghị ở Tehran. Ảnh: Reuters

TT - Phát biểu của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hôm 26-10 đòi "loại Israel khỏi bản đồ" đã tạo ra một làn sóng bất bình mạnh mẽ của phương Tây. Tình hình ngoại giao càng trở nên phức tạp khi Israel đề nghị Liên Hiệp Quốc loại bỏ Iran khỏi tổ chức này.

Nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn Ahmadinejad đã phát biểu gây sốc tại hội nghị có chủ đề "Thế giới không có chủ nghĩa phục quốc Do Thái" ở thủ đô Tehran. Ông tuyên bố trước 3.000 sinh viên: "Người nào ký hiệp ước công nhận sự tồn tại của Israel có nghĩa là người đó ký bản đầu hàng của thế giới Hồi giáo", người đó cũng "bị thiêu cháy trong ngọn lửa cuồng nộ của quốc gia Hồi giáo".

Ông Ahmadinejad còn nói rằng một làn sóng tấn công mới của Palestine sẽ "quét sạch vết nhơ (Israel) ra khỏi khuôn mặt của thế giới Hồi giáo". Chỉ vài phút sau lời kêu gọi này, một vụ đánh bom liều chết xảy ra ở thành phố Hadera của Israel làm chết năm người Israel và khiến ít nhất 30 người bị thương. Tổ chức Hồi giáo Jihad đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.

Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Iran có nhận xét chống lại Israel như thế. Năm 2001 cựu tổng thống Hashemi Rafsanjani kêu gọi thế giới Hồi giáo hủy diệt Israel bằng một cuộc tấn công hạt nhân. Lời kêu gọi loại Israel khỏi bản đồ được ông Ahmadinejad nhắc lại theo ý của thủ lĩnh Ruhollah Khomeini, người đặt nền móng cho cuộc cách mạng Hồi giáo của Iran.

Theo BBC, những lời kêu gọi kiểu này là những khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình chống Israel hoặc chống Mỹ ở Iran, nhưng ít khi chúng được phát ra từ những nhân vật cao cấp nhất đất nước như lần này.

Gần như ngay lập tức Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Canada đã triệu tập các đại sứ Iran để yêu cầu được nghe giải thích thêm. Mỹ nói phát ngôn của ông Ahmadinejad càng tăng thêm mối quan ngại về ý định của Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Israel Silvan Shalom nói nước này xem Iran như "một mối hiểm họa rõ rệt". Phó thủ tướng Israel Shimon Peres, một người được đánh giá là "bồ câu", đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc thải hồi Iran. "Tôi không thể hiểu phát biểu điên rồ này lại được thực hiện bởi một nguyên thủ" - ông Peres nói với giới báo chí.

Trong khi đó Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Matxcơva không có bằng chứng nào đáng tin cậy cho thấy "có mối đe dọa rõ ràng nào ở thời điểm hiện nay về chương trình hạt nhân của Iran". Ông Lavrov kêu gọi các nước tin tưởng những thông tin về vấn đề hạt nhân của Iran do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cung cấp, đồng thời khuyến cáo tình hình sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu vấn đề này bị lái theo các quan điểm chính trị.

Giới quan sát nhìn nhận rằng phát ngôn của ông Ahmadinejad đã phá vỡ sự im lặng của ông về Israel. Ngoài ra nó cho thấy chính sách đối ngoại của ông khác hẳn với người tiền nhiệm ôn hòa hơn là Mohammad Khatami.

SƠN NGUYỄN (Theo BBC, Interfax, AFP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên