27/05/2022 08:00 GMT+7

Cận thị và những biến chứng nguy hiểm cần biết

T.D.V
T.D.V

Trong xã hội hiện đại, thói quen không chớp mắt, căng mắt trong thời gian dài đang khiến tỷ lệ người mắc cận thị tăng nhanh. Nếu không chủ động hiệu chỉnh khúc xạ có thể gây nên nhiều biến chứng, đe dọa đến thị lực và có nguy cơ gây mù lòa về sau.

Cận thị và những biến chứng nguy hiểm cần biết - Ảnh 1.

Cận thị và những biến chứng nguy hiểm – phương pháp điều trị dành cho người cận thị

Cận thị là gì?

Ở người bình thường, ánh sáng phản xạ từ vật sau khi khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc, tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu thần kinh, truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác, tạo nên hình ảnh.

Ở người cận thị, hình ảnh phản xạ từ vật hội tụ trước võng mạc, làm cho mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần mà không nhìn thấy các vật ở xa.

Thực trạng cận thị hiện nay?

Hiện nay, có ít nhất 2,2 tỷ người trên thế giới bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa, trong đó hơn 1 tỷ trường hợp chưa được giải quyết, bao gồm 88,4 triệu ca cận thị (WHO 2019). Theo dự đoán, ước tính đến năm 2050, gần 10% dân số (~ hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật khúc xạ cận thị.

Tình trạng cận thị tăng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa bán phần sau nhãn cầu, thậm chí gây mù lòa. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao cũng được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050, trở thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo chuyên gia khúc xạ thuộc Viện thị giác Brien Holden, tỷ lệ tật khúc xạ ở nước ta chiếm khoảng 15% - 40% (tương ứng 14 - 36 triệu người), trong đó hơn 70% mắc cận thị.

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em và người lao động trẻ Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh với tỉ lệ cận thị chiếm hơn 40%.

Cận thị và những biến chứng nguy hiểm cần biết - Ảnh 2.

Tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt Nam theo Viện thị giác Brien Holden

Biến chứng của cận thị?

Nhiều người cho rằng cận thị là tình trạng bình thường, không có gì nguy hiểm, có thể khắc phục bằng kính. Tuy nhiên, việc đeo kính chỉ giúp mắt nhìn rõ hơn mà không thể ngăn ngừa tình trạng tiến triển của cận thị. Cận thị nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

- Nhược thị: Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực do não không nhận biết được hình ảnh từ mắt truyền đến. Cận thị nặng không được điều trị đúng cách khiến mắt phải điều tiết nhiều, võng mạc không kích thích để truyền tín hiệu ảnh một cách rõ nét. Người trưởng thành khi bị nhược thị, thị lực không thể phục hồi 100% dù đã phẫu thuật hay dùng bất kỳ phương pháp chữa trị nào.

- Bong rách võng mạc: Nhãn cầu của người bị cận thị cao có xu hướng lồi ra phía trước, kéo cong võng mạc, khiến vùng chu biên võng mạc trở nên mỏng và thoái hóa dần dần. Các tế bào bong, rách võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính. Điều này làm suy giảm hoặc mất thị lực và tất cả phương pháp điều trị chỉ có thể làm chậm lại quá trình thoái hóa.

Cận thị và những biến chứng nguy hiểm cần biết - Ảnh 3.

Bong rách võng mạc là biến chứng nguy hiểm của cận thị.

- Lác mắt: Lác mắt là tình trạng đồng tử của mắt không nằm tại vị trí cân đối như bình thường. Ở người cận thị cao có nguy cơ bị lác ở một hoặc cả hai mắt, gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực. Mức độ lác nhẹ có thể điều chỉnh bằng việc đeo kính nhưng với tình trạng lác nặng, sẽ rất khó để có thể điều trị.

Cận thị và những biến chứng nguy hiểm cần biết - Ảnh 4.

Biến chứng lác mắt gây mất thẩm mỹ, suy giảm thị lực

Phương pháp phẫu thuật khúc xạ hiện đại

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ y khoa đã mang đến nhiều phương pháp mổ cận thị cải tiến. Nổi bật nhất hiện nay là công nghệ CLEAR - phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng laser hiện đại, có độ chính xác và an toàn cao, hạn chế biến chứng.

Cận thị và những biến chứng nguy hiểm cần biết - Ảnh 5.

CLEAR – Phương pháp tách phiến nhu mô không tạo vạt, phục hồi thị lực nhanh

- Tách phiến nhu mô không tạo vạt - Phục hồi thị lực nhanh: Ứng dụng phẫu thuật hoàn toàn mới cho điều trị cận thị và loạn thị.

- Xâm lấn tối thiểu: CLEAR là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu - nhẹ nhàng, sử dụng năng lượng xung thấp để hiệu chỉnh thị lực. Điều này cho phép sự ổn định cao hơn của giác mạc sau phẫu thuật.

- Thoải mái khi điều trị: CLEAR sử dụng 1 nền tảng điều trị duy nhất. Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và an toàn cho người bệnh.

- Điều trị không tạo vạt: CLEAR là phương pháp phẫu thuật không tạo vạt, lớp trên cùng của giác mạc chỉ chịu tác động tối thiểu, nhẹ nhàng và phục hồi nhanh. Các sợi thần kinh ít bị ảnh hưởng, giảm tình trạng khô mắt.

Phương pháp phẫu thuật CLEAR là bước đột phá trong điều trị tật khúc xạ, giúp cải thiện thị lực cho người bệnh. Đây được xem là một phương pháp vàng bởi những cải tiến vượt trội được tích hợp trong hệ thống phẫu thuật FEMTO LDV Z8, giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát tình hình nhờ ứng dụng chụp OCT trong phẫu thuật, hạn chế rủi ro cho bệnh nhân.

Hiện nay, CLEAR đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước và nhận được phản hồi tích cực từ bệnh nhân.

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên