04/07/2024 10:27 GMT+7

Cẩn thận khi mua thiết bị y tế qua mạng

Ngày 28-6, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh tranh cãi giữa người giao hàng với một người phụ nữ. Trong đoạn clip, một người phụ nữ cho rằng shipper phải chịu trách nhiệm với gói hàng mình đã đặt, mắng người giao hàng là lừa đảo.

Đồng hồ đo đường huyết được bán trên một trang mạng - Ảnh: N.M.

Đồng hồ đo đường huyết được bán trên một trang mạng - Ảnh: N.M.

Chuyện rắc rối với shipper và người khách đến từ việc giao một thiết bị y tế chiếc máy đo đường huyết giá 999.000 đồng. 

Sau khi sử dụng vì thấy chiếc máy này không có công dụng như quảng cáo, khách hàng sau đó gọi điện, yêu cầu người giao hàng quay lại, mắng chửi, cho rằng là kẻ lừa đảo.

Bao nhiêu người đã là nạn nhân và bao nhiêu người nữa sẽ là nạn nhân khi ai cũng có thể bắt gặp các quảng cáo loại máy đo đường huyết "theo công nghệ mới", theo dõi chỉ số đường huyết mà không cần lấy máu gây đau đớn trong khi lại cho kết quả chính xác (!?).

Đặc biệt có loại đồng hồ được cho kết hợp đo đường huyết, huyết áp và nhịp tim, giúp ngủ ngon… hứa hẹn độ chính xác đến 99%.

Sản phẩm được tâng bốc tận mây xanh về uy tín, chất lượng, thậm chí còn ví von đây như "bác sĩ tại nhà" tin cậy của người muốn bảo vệ sức khỏe.

Số lượng mua khách hiển thị trên trang cứ tăng từng phút. Và người xem bị thao túng tâm lý khi có rất nhiều những lời tri ân liên tục hiện lên ở phần bình luận.

Cơ quan y tế uy tín tại nước ngoài là Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đầu năm 2024 cũng từng cảnh báo mọi người không sử dụng đồng hồ thông minh và nhẫn thông minh quảng cáo có khả năng đo lượng đường trong máu.

Cơ quan này yêu cầu người tiêu dùng, bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không nên tin vào những thiết bị này.

Do tính an toàn và hiệu quả của các thiết bị này chưa được FDA xem xét, việc sử dụng các thiết bị có thể dẫn đến kết quả đo lượng đường trong máu không chính xác…

Báo chí trong nước cũng từng phản ánh một số người "tiền mất tật mang" bởi tin vào đồng hồ đo đường huyết. Cái nguy ở sản phẩm y tế thiếu độ chính xác là bệnh nhân có thể nhập viện trong tình trạng nặng hơn, nhất là bệnh nhân tự theo dõi điều trị bệnh tại nhà.

Mọi người cần cẩn trọng với những lời quảng cáo trên mạng về thiết bị. Tương tự như các loại "thuốc gia truyền" từng quảng cáo rầm rộ trên mạng, các thiết bị y tế cũng là mặt hàng không thể thấy quảng cáo hay là mua.

Cơ quan chức năng cần lưu tâm hơn với các quảng cáo các sản phẩm liên quan sức khỏe, nhất là trên các trang thương mại điện tử.

Đồng kiểm khi mua hàng online: Không khó, nhưng sao không chịu làm?Đồng kiểm khi mua hàng online: Không khó, nhưng sao không chịu làm?

TTO - Mua iPhone được giao cục gạch, gửi yến sào nhưng tới tay khách là đôi giày cũ... càng cho thấy sự cần thiết của đồng kiểm khi mua bán hàng online. Nhưng vì sao phần đông người mua vẫn không được kiểm hàng?


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên