Những bô lão ở Cần Giờ tái hiện lại lễ cúng ngư ông - Ảnh: HỮU THUẬN |
Chương trình giới thiệu về lễ hội Nghinh Ông và giới thiệu những nét văn hóa hấp dẫn của huyện đảo Cần Giờ.
Huyện Cần Giờ ở vị trí Đông Nam của TP.HCM có địa hình đặc biệt, nổi bật là hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển được bảo tồn.
Cần Giờ định hướng phát triển vùng đô thị sinh thái và phát triển tiềm năng kinh tế biển. Nơi đây đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nổi bật, nhiều địa điểm hấp dẫn du khách, trong đó có lăng Ông thủy tướng - di tích có từ thời các chúa Nguyễn vào Nam.
Lễ hội Nghinh Ông ở đây được tổ chức vào tiết Trung thu, ngày 15-16-17 tháng 8 âm lịch hàng năm, bắt đầu từ năm quý Sửu 1913, đến nay đã hơn 100 năm. Lễ hội được Bộ văn hóa- Thể thao - Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013.
Lễ hội Nghinh Ông, hay còn gọi lễ cúng cá "Ông" gắn liền với tục thờ cá Ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, Phú Quốc, là Lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Bằng nhiều tên gọi khác nhau như Lễ rước cốt Ông, Lễ cầu ngư, Lễ tế cá "Ông", Lễ cúng "Ông" , Lễ Nghinh "Ông", Lễ Nghinh Ông Thủy tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.
Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Tiết mục Ra khơi mở màn chương trình mùa lễ Nghinh Ông 2016 - Ảnh: HỮU THUẬN |
Bài hát Duyên hải quê tôi do nhóm Lạc Việt trình bày - Ảnh: HỮU THUẬN |
Nhóm Mai Trắng trình diễn - Ảnh: HỮU THUẬN |
Ca sĩ Đan Trường biểu diễn bài Tiếng dân chài - Ảnh: HỮU THUẬN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận