Đổi mới dạy và học ngữ văn: Nên có nhiều bộ sách giáo khoa Đề thi môn Văn - đổi mới như thế nào?Nóng với môn văn
Phóng to |
Giáo viên chấm thi môn văn tại tỉnh Bình Thuận - Ảnh: Ng.Nam |
Theo thống kê ban đầu, kết quả điểm thi môn văn của hơn 16.000 thí sinh tỉnh Quảng Ngãi năm nay tương đối thấp, rất ít bài đạt điểm cao từ 8,5 trở lên, số lượng, tỉ lệ bài làm của thí sinh bị điểm dưới trung bình, chủ yếu điểm 3, 4, chiếm trên 55%, thậm chí có hàng chục bài bị điểm liệt dưới 1 điểm.
Nhiều bài bị điểm dưới trung bình
Thông tin từ những đồng nghiệp, thầy cô giáo môn văn làm công tác giám khảo ở hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT các tỉnh khác như Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai cho hay kết quả, chất lượng làm bài của thí sinh năm nay giảm sút rõ rệt, nhiều em không làm được bài, điểm dưới trung bình khá nhiều.
Tại sao kết quả môn văn năm nay điểm thấp nhiều? Cô Lê Thị Kim Cúc, giám khảo chấm thanh tra, tổ trưởng tổ văn Trường THPT số 1 Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, phân tích nguyên nhân: “Thay đổi cách ra đề thi môn ngữ văn của Bộ GD-ĐT năm nay được triển khai khá muộn, mãi đến cuối tháng 3 mới có thông báo, hướng dẫn, làm cho thầy cô giáo và học sinh bị động, bất ngờ khó khăn trong dạy và học. Cấu trúc ra đề mới, mở rộng ra chương trình lớp 11 ở câu đọc - hiểu, câu làm văn đòi hỏi thí sinh biết kết hợp giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học khiến nhiều em lúng túng, làm không được bài vì có phần mới lạ, hơi bị khó. Trong đề thi, phần đọc - hiểu, câu 2, đề chỉ hỏi: xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Nhưng trong hướng dẫn chấm của Bộ GD -ĐT còn có yêu cầu thêm thí sinh phải biết lý giải, nếu không có sẽ bị trừ điểm. Tôi thấy chỗ này hướng dẫn chấm chưa ổn, gây thiệt thòi cho thí sinh. Mặt khác, khả năng tổ chức bài văn, đoạn văn, kỹ năng lập luận, diễn đạt, triển khai ý ở không ít học sinh năm nay yếu kém, hạn chế nhiều”.
Thầy Bùi Văn Thuận, giáo viên văn Trường THPT Chư Sê, tỉnh Gia Lai, nói: “Kết quả điểm thi môn văn năm nay thấp. Về phía nhà trường, thầy cô giáo bộ môn cũng cần rút kinh nghiệm, có cách dạy, ôn tập phù hợp với yêu cầu, cách ra đề mới. Nếu giáo viên không tiếp cận và có phương pháp dạy học mới e rằng kết quả sẽ tiếp tục thấp, học sinh chịu thiệt thòi. Về phía Bộ GD-ĐT, khi ra đề thi nên có sự tính toán, cân đối hợp lý giữa kiểm tra kiến thức xã hội và kiến thức văn học. Năm nay, đề yêu cầu về xã hội hơi nhiều, làm giảm chất văn học, văn chương vốn là đặc trưng của bộ môn này.”
Nhận thức tốt về biển đảo
Tuy nhiên, đề văn năm nay cũng được dư luận, giới chuyên môn đánh giá cao ở tính thời sự, cập nhật những thông tin, sự kiện nóng hổi của đất nước qua phần đọc - hiểu, 3 điểm. Với thông tin, chủ đề về biển đảo... phần lớn thí sinh làm bài khá tốt các câu nhỏ trong phần này. Thầy Bùi Tấn Nam, giám khảo môn ngữ văn Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), chia sẻ: “Ở câu 3, yêu cầu viết đoạn văn. Về kỹ năng viết đoạn văn, đúng là nhiều thí sinh còn non yếu, hạn chế nhiều, đọc khá lủng củng, rối rắm. Song cái được, cái đáng mừng là ở thái độ, tình cảm, các em đều rất chân thành, nồng nàn với đất nước, biển đảo quê hương. Điều đó cho thấy các em học sinh, tuổi trẻ hiện nay không hề lạnh nhạt hoặc thờ ơ với sự kiện, lịch sử dân tộc mà trái lại rất quan tâm và có trách nhiệm qua sự thể hiện tình cảm của mình”.
Cô Nguyễn Thị Kim Yến, giám khảo chấm thi, còn cung cấp, liệt kê cho chúng tôi ghi một số lập luận, dẫn chứng thú vị, xác đáng từ bài làm của thí sinh: “Có thí sinh còn dẫn cả lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên các diễn đàn quốc tế rằng Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng không đánh đổi chủ quyền để có thứ hòa bình viển vông. Các em đều mong muốn nếu có điều kiện, sau này sẽ sẵn sàng đóng góp công sức của mình vào việc giữ gìn chủ quyền biển đảo. Đọc đến những đoạn, những dòng chân thật, nồng nàn, nhiệt huyết của tuổi trẻ như vậy, giám khảo chúng tôi truyền cho nhau đọc đi đọc lại mà lòng không kìm nén nổi xúc động...”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận