Đây là nội dung văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT vừa được gửi cho 63 sở GD-ĐT vào ngày 30-10, sau hơn 10 ngày triển khai việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.
Theo văn bản này, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường không nhất thiết phải sử dụng sổ theo dõi, đánh giá mẫu của Bộ GD-ĐT cung cấp, có thể sử dụng một cuốn sổ cho nhiều môn học, hoặc một cuốn sổ chung cho nhiều lớp, sử dụng sổ theo dõi điện tử, tùy theo tình hình thực tế.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải tăng cường tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, thầy, cô giáo về mục đích của việc đổi mới đánh giá theo thông tư 30, tăng cường các hình thức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa các chuyên gia với giáo viên.
Các trường linh hoạt áp dụng các hình thức đánh giá, hỗ trợ học sinh như nhận xét, đánh giá bằng lời nói hoặc viết vào sổ, vào vở học sinh, đánh giá qua các hoạt động giáo dục, tổ chức cho học sinh tự đánh giá, tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh...
Trước đó, Tuổi Trẻ đã có loạt bài phản ánh những khó khăn, bất cập của các nhà trường và giáo viên tiểu học trong việc triển khai việc đổi mới đánh giá học sinh.
Trong đó, việc áp dụng quy định về hồ sơ, sổ sách, cách thức nhận xét học sinh thay cho chấm điểm còn cứng nhắc khiến nhiều giáo viên lúng túng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận