Chỉ riêng chiều 4-5 (giờ địa phương), đã có hai trận động đất mạnh 5,4 và 6,9 độ Richter xảy ra trong khu vực, cách nhau chỉ một giờ.
Theo hãng thông tấn AFP, đợt phun trào của núi lửa Kilauea bắt đầu vào lúc 16h45 ngày 3-5 (giờ địa phương). Nham thạch bắn tung tóe trên miệng núi lửa, tràn xuống chân núi và khí bốc lên từ các vết nứt trên mặt đất trong khu vực Big Island.
Đến khoảng 18h30, các dòng nham thạch bắt đầu chựng lại, tuy nhiên Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cảnh báo vẫn có khả năng nham thạch tiếp tục phun trào.
Các cơ quan chức năng cũng cho biết đã phát hiện mức độ lưu huỳnh dioxit độc hại cực kỳ cao trong khu vực.
Ngọn núi lửa phun trào sau khi hàng trăm trận động đất, chủ yếu khoảng 2 độ Richter, được ghi nhận tại Hawaii trong những ngày gần đây.
Nguyên nhân động đất là do chóp núi lửa Puu Oo nằm ở vùng rạn nứt phía đông của núi lửa Kilauea đã bắt đầu sụp đổ vào ngày 30-4.
The Guardian dẫn lời chính quyền địa phương cho biết hiện vẫn chưa thể xác định khi nào đợt phun trào này sẽ chấm dứt.
Năm 1924, núi lửa Kilauea đã từng phun tro và 9 tấn đất đá lên trời, một người thiệt mạng.
Khói bốc lên khi nham thạch chảy xuống khu vực khu vực Leilani Estates, sau khi núi lửa Kilauea phun trào ngày 3-5 - Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Mỹ
Khoảng 1.700 người đã phải di tản khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào của nứi lửa Kilauea - Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Mỹ
Tro bụi bốc lên từ khu vực chóp núi lửa Puu Oo sau một trận động đất mạnh 5 độ Richter ngày 3-5 - Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Mỹ
Tro bụi bốc lên từ khu vực chóp núi lửa Puu Oo sau một trận động đất mạnh 5 độ Richter ngày 3-5 - Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Mỹ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận