Tàu Energy Observer đang neo đậu tại TP.HCM và cho phép tham quan tới 29-6.
Khởi hành vào năm 2017 từ Saint-Malo, cảng quê hương của con tàu, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, thực hiện 73 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động và đến thăm hơn 40 quốc gia.
Dừng chân ở Việt Nam là dịp để thủy thủ đoàn của Energy Observer giới thiệu hệ thống không phát thải tự động của con tàu cho hàng trăm du khách và các nhà hoạch định chính sách, cũng như cho nhiều sinh viên và học sinh với sự phối hợp của Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM.
Energy Observer là một phòng thí nghiệm chuyển đổi sinh thái được thiết kế để thúc đẩy các giới hạn của công nghệ không phát thải: hydro, mặt trời, gió, nước...
Thuyền trưởng Marin Jarry giới thiệu với khách tham quan về công nghệ năng lượng hydro trên tàu. Công nghệ năng lượng hydro sản sinh công suất 2 mWh, trong đó chia đôi cho mục đích vận hành và sưởi ấm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thành viên tàu Energy Observer cho biết bề mặt con tàu được bao phủ toàn bộ bằng các tấm pin năng lượng mặt trời, sản sinh công suất 100 kWh.
Những tấm pin năng lượng mặt trời được uốn cong cho phù hợp với hình dáng chiếc tàu và có thể bước lên. Những tấm pin phía trên nóc tàu có công năng đặc biệt hơn là hấp thụ nhiệt từ mặt nước biển.
Thành viên tàu giới thiệu về cột buồm, là nguồn năng lượng gió mà con tàu sử dụng. Về lý thuyết, tàu Energy Observer sẽ không bao giờ hết nhiên liệu để vận hành.
Mọi thông tin về con tàu đều hiển thị trên chiếc bảng điều khiển bé nhỏ. Trả lời Tuổi Trẻ Online, thuyền trưởng cho biết con tàu sẽ cố gắng tránh các cơn bão ở các vùng biển mà họ đi qua. Do chạy bằng năng lượng sạch, tàu cũng rất ít khi phải bảo dưỡng.
Con tàu có tốc độ tối đa 14 hải lý (khoảng 25 km/h) nhưng thường thì chỉ chạy với tốc độ khoảng một nửa tốc độ tối đa để tiết kiệm năng lượng.
Dụng cụ nấu ăn hằng ngày của thuyền viên tàu Energy Observer.
Phòng ngủ của thuyền viên trên tàu.
Sau Việt Nam, tàu Energy Observer sẽ đến Malaysia. Hiện Pháp đang có chủ trương xây dựng phiên bản 2 của con tàu này, dành cho mục đích thương mại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận