22/08/2013 18:41 GMT+7

Cấm quay phim chụp ảnh Cảnh sát giao thông là trái luật

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp kết luận công văn số 1042 quy định về việc quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông (CSGT) của Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt có nhiều dấu hiệu sai trái, vượt quá thẩm quyền.

Bức xúc là phảiQuay phim CSGT phải xin phép: “Dư luận hiểu sai văn bản”(?)

ZLETRpkv.jpgPhóng to
Cảnh sát giao thông giải thích lỗi cho người vi phạm tại giao lộ Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2, Q.10 (TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Văn bản do TS. Lê Hồng Sơn (Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp) vừa ký đã kết luận bước đầu về công văn số 1042 quy định về việc quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông (CSGT) có nhiều dấu hiệu sai trái, vượt quá thẩm quyền.

Theo Cục kiểm tra văn bản, quy định tại Công văn 1042 có thể hiểu bất kỳ người nào quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ thì buộc phải có sự đồng ý của họ. Việc CSGT có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ để xác định “đúng là nhà báo hay giả danh nhà báo” là không phù hợp với quy định hiện hành về quyền của nhà báo (hoặc người dân) khi quay phim chụp ảnh, vì pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim chụp ảnh thì mới buộc công dân phải tuân thủ.

Theo Cục Kiểm tra văn bản, qua rà soát thì chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ. Vì thế cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân CSGT không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép và cũng không được quyền truy xét về giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo.

Về việc Công văn số 1042 quy định nội dung “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản biết”, theo Cục Kiểm tra văn bản là thể hiện rõ việc trao quyền cho CSGT truy hỏi, truy xét về giấy tờ, danh tính của người quay phim, chụp ảnh để xác định đó là nhà báo hay không phải nhà báo, việc này không phù hợp với nhiệm vụ của CSGT khi làm nhiệm vụ.

TS. Lê Hồng Sơn cho biết việc quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang làm nhiệm vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của một vài cá nhân cụ thể (không thuộc phạm trù bí mật đời tư theo điều 31 BLDS) mà là ghi hình ảnh công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng là bình thường, không cần phải được CSGT hay bất cứ cá nhân nào cho phép. Hơn nữa, khi nhà báo tác nghiệp theo đúng Luật Báo chí thì không ai có quyền ngăn cản, truy xét.

TS. Sơn cho biết nếu công dân không phải là nhà báo mà quay phim, chụp hình cũng không phải là hành vi sai trái. Vì thế, việc cho phép quay phim chụp hình lực lượng CSGT, xác định nhà báo hay giả danh nhà báo tại công văn số 1042 là không thuộc thẩm quyền quy định của lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt.

Cục Kiểm tra văn bản đề nghị lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức họp với đại diện Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và một số cơ quan liên quan để trao đổi thêm về nội dung sai trái của công văn 1042, đồng thời Bộ Công an cũng có trách nhiệm xử lý những nội dung sai trái theo thẩm quyền.

_____________

Tin bài liên quan:

Vụ clip tố CSGT ghi sai biên bản: Sai đến đâu xử tới đóLập đoàn thanh tra làm rõ clip “tố” cảnh sát giao thônglip tố cảnh sát giao thông "ăn bẩn": mỗi bên nói một kiểu

TÂM LỤA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên