26/03/2014 04:45 GMT+7

Cái gì cũng có cái giá của nó?

LÊ MINH TIẾN
LÊ MINH TIẾN

TT - Đầu đề trên chính là câu nói của ông Phú, nhân viên trạm thú y quận 12, TP.HCM (trong bài “Nhân viên thú y ra giá chung chi”, Tuổi Trẻ ngày 17-3-2014).

Nhân viên thú y ra giá chung chiĐình chỉ công tác nhân viên thú y ra giá chung chiXe phá niêm phong vẫn “lọt” 21 trạm kiểm dịch

Suy nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều có giá không phải là một suy nghĩ hiếm hoi mà là một suy nghĩ phổ biến trong xã hội. Quả thật trong đời sống xã hội, con người muốn thành công, muốn đạt được một điều gì đó thì bắt buộc họ phải bỏ ra một khoản đầu tư hay một sự hi sinh nào đó. Có một ai đã nói rằng “miếng pho mát miễn phí là miếng pho mát trong bẫy chuột”. Trong đời sống vợ chồng, nếu muốn xây dựng gia đình hạnh phúc thì cả hai người đều phải trả một cái giá nào đó, chẳng hạn như sở thích cá nhân, thời gian... Trong học tập cũng vậy, một sinh viên muốn thành công trong học tập thì bắt buộc phải trả giá đó là phải dành thời gian nhiều hơn cho việc học, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Trong mọi ngành nghề khác cũng vậy, một nghệ sĩ, một nhà giáo, một nhà kinh doanh luôn phải đầu tư, chịu khó chịu khổ mới có thể thành công trong sự nghiệp của mình.

Nếu suy nghĩ mọi chuyện đều có giá như trên thì chẳng có gì đáng lo cho xã hội cả, nhưng thực tế xã hội chúng ta hiện nay suy nghĩ ấy lại mang những yếu tố tiêu cực vì nhiều người đã và đang ứng dụng suy nghĩ đó, lối ứng xử đó một cách sai lệch. Cụ thể có không ít người nắm giữ những trọng trách công, làm việc trong lĩnh vực công lại xem chúng như là những món hàng mà mình có thể buôn bán theo “đúng giá” cho người dân. Cách hành xử, suy nghĩ của những nhân viên trạm thú y quận 12 không phải là hiếm, bởi không chỉ trong lĩnh vực thú y mà hình như trong mọi lĩnh vực khác, khi người dân cần một dịch vụ công nào đó thì họ đều bị buộc phải trả một cái giá nào đó trong khi lẽ ra họ phải được hưởng một cách bình thường. Cũng chính vì vậy mà không lạ gì khi dư luận luôn lưu truyền với nhau về việc mỗi chức vụ công cũng đều có giá và cá nhân nào muốn có chức vụ ấy phải trả đúng giá mới đạt được, giống như khi người ta mua một món hàng.

Điều cần khẳng định đó là suy nghĩ rằng dịch vụ công, quyền lực công là một món hàng và đều có giá chỉ hiện diện trong một xã hội mà ở đó pháp quyền không được đề cao, tính minh bạch kém, quy trình thực thi dịch vụ công không rõ ràng và thiếu công khai, sự giám sát của cộng đồng bị hạn chế. Hệ quả của lối ứng xử như vậy đối với xã hội là rất to lớn vì nó khiến mọi người trong xã hội nghĩ rằng mọi thứ đều phải và đều có thể mua được bằng tiền, từ luật pháp, quyền lực, danh tiếng...

LÊ MINH TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên