Xe
19/02/2024 19:00 GMT+7

Các nước quy định thế nào về nhập làn đoạn đường nút cổ chai?

"Hai làn nhập một" thực tế không quá hiếm gặp ở các nước, vì nhiều lý do. Dù vậy, các tài xế vẫn thường bối rối khi tìm cách nhập làn.

Nhập làn là tình huống dễ gây tranh cãi một khi có va chạm - Ảnh minh họa: Parkside Motors

Nhập làn là tình huống dễ gây tranh cãi một khi có va chạm - Ảnh minh họa: Parkside Motors

Nhập làn là tình huống giao thông không hiếm gặp, đặc biệt trên cao tốc. Việc nhập làn không đúng cách có thể gây ra những vụ tai nạn thảm khốc, đặc biệt trên cao tốc, khi các phương tiện di chuyển với tốc độ rất nhanh.

Đây cũng là một tình huống giao thông dễ gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng xe nhập làn luôn là bên có lỗi, vì xe làn bên là xe "được ưu tiên" và không có nghĩa vụ phải nhường. Thực tế quy định ở các nước như thế nào?

Nhập làn trên đường ở Mỹ

Trong hầu hết trường hợp, xe nhập làn là bên có lỗi. Xe chuyển làn phải nhường đường cho xe đi đúng làn. Tài xế phải đánh giá khoảng không gian và tốc độ phù hợp để nhập làn một cách an toàn, ra tín hiệu sớm để xin nhường đường.

Các nước quy định thế nào về nhập làn đoạn đường nút cổ chai?- Ảnh 2.

Về cơ bản, theo luật giao thông ở Mỹ, không chuyển làn trừ khi thấy an toàn - Ảnh: Saskatoon

Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Nếu xe đang đi trong làn được nhập có hành vi vi phạm nào đó, chẳng hạn chạy quá tốc độ, thì họ cũng có lỗi.

Một số tai nạn xảy ra khi nhập làn do người đi làn được nhập cảm thấy khó chịu vì bị "chặn đường". Do đó, họ có thể cản trở các xe khác nhập làn dù đối phương đủ điều kiện. Trong trường hợp này, họ sẽ chịu một phần lỗi tùy vào tình huống cụ thể. Thậm chí có số ít tình huống họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Úc

Quy định ở Úc cũng tương tự Mỹ. Xe chuyển làn có trách nhiệm đảm bảo có đủ khoảng trống để đi vào làn đường khác một cách an toàn, và nhường đường cho xe đang di chuyển trên làn đường mình đang đi vào. Do đó, khi xảy ra tai nạn, thông thường lỗi thuộc về xe chuyển làn.

Người chuyển làn phải sử dụng đèn báo trước để cảnh báo những người lái xe khác về ý định của mình. Khi chuyển làn, tài xế cần nhường đường cho tất cả các xe đang đi trên làn đường chuẩn bị nhập vào. Luôn kiểm tra gương và điểm mù trước khi chuyển làn và chỉ chuyển làn khi thấy an toàn - Ảnh: News

Người chuyển làn phải sử dụng đèn báo trước để cảnh báo những người lái xe khác về ý định của mình. Khi chuyển làn, tài xế cần nhường đường cho tất cả các xe đang đi trên làn đường chuẩn bị nhập vào. Luôn kiểm tra gương và điểm mù trước khi chuyển làn và chỉ chuyển làn khi thấy an toàn - Ảnh: News

Tuy nhiên, luật ở Úc cũng chỉ ra rằng tài xế luôn phải giữ khoảng cách an toàn. Với những xe đã ở trong làn đường mà những người lái xe khác đang cố nhập vào, tài xế nên cho phép xe nhập vào, thay vì cố gắng thu hẹp khoảng cách với xe trước. Vì vậy, tùy vào tình huống cụ thể sẽ có đánh giá trách nhiệm liên đới giữa các bên liên quan.

Đức

Quy định nhập làn ở Đức không khác nhiều so với Mỹ và Úc. Nhưng các chuyên gia an toàn của nước này nhấn mạnh hơn trách nhiệm không chỉ thuộc về những người buộc phải chuyển làn. Bất cứ ai lái xe cạnh làn đường sắp kết thúc cần cho phép những người làn bên nhập vào và đảm bảo việc này được thực hiện một cách an toàn.

Chuyên gia an toàn Đức cho rằng cần quy trách nhiệm tương đương nhau khi có tình huống giao thông nhập làn - Ảnh: WQMX

Chuyên gia an toàn Đức cho rằng cần quy trách nhiệm tương đương nhau khi có tình huống giao thông nhập làn - Ảnh: WQMX

Dẫn chứng từ các phán quyết của tòa án đã từng có tiền lệ, ADAC, câu lạc bộ ô tô lớn nhất châu Âu, cho biết nhiều người lái xe làn được nhập phải gánh một nửa trách nhiệm pháp lý khi có tai nạn xảy ra.

Pháp

Pháp cũng không ngoại lệ khi thường quy trách nhiệm với xe chuyển làn khi có tai nạn xảy ra trong tình huống nhập làn. Các tài xế chuyển làn thường mắc lỗi nhập làn quá chậm (không đảm bảo tốc độ), không có tín hiệu, đánh giá sai khoảng trống để nhập làn, chuyển nhiều làn một lúc.

Hầu hết các nước thống nhất về trách nhiệm của xe chuyển làn, song

Hầu hết các nước thống nhất về trách nhiệm của xe chuyển làn, song "nghĩa vụ" của xe làn bên cũng được xem xét tùy vào tình huống - Ảnh: Le Soleil

Luật không quy định những người lái xe ở làn liền kề phải có nghĩa vụ nhường đường cho xe chuẩn bị nhập làn, nhưng vẫn ràng buộc họ có nghĩa vụ lái xe an toàn. Điều này nghĩa là, khi xảy ra va chạm, họ có thể chịu trách nhiệm về lỗi tốc độ, không giữ khoảng cách đủ an toàn, không tỉnh táo quan sát, sử dụng chất kích thích làm suy giảm khả năng lái xe…

Một trường hợp cũng dễ xảy ra là nhiều tài xế kiên quyết không nhường đường dù xe nhập đã/đã vào đà "chớm" làn. Trường hợp này họ có thể bị xem xét phải chịu trách nhiệm toàn bộ vì đã tạo ra tình huống nguy hiểm.

Các nước quy định thế nào về nhập làn đoạn đường nút cổ chai?- Ảnh 6.'Nút cổ chai' trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn nguy hiểm thế nào?

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn giai đoạn 1 thiết kế mỗi bên một làn đường, riêng những điểm cho phép vượt được thiết kế hai làn xe. Tài xế cần đặc biệt lưu ý ở đoạn "hai làn nhập một" để tránh va chạm khi hết dải phân cách.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên