Nhiều chuyên gia dự đoán nền kinh tế tương lai là kinh tế xanh, kinh tế số và việc chống biến đổi khí hậu sẽ tạo ra tài chính xanh, đầu tư xanh, công nghệ xanh…

Kinh tế số, kinh tế xanh cũng chính là một trong những mục tiêu Việt Nam hướng đến để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng vào năm 2045.

Nhân dịp Quốc khánh 2-9, nhà ngoại giao nhiều nước phát triển và lãnh đạo Ngân hàng Thế giới đưa ra các hiến kế giúp Việt Nam phát triển xanh để bứt phá trong thời gian tới.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 1.

Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam trong việc thích ứng với khí hậu thay đổi, cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Mỹ đang giúp Việt Nam tạo nền tảng cho một nền kinh tế xanh, mạnh và bền vững thông qua một số sáng kiến bao gồm Chương trình Mekong - Mỹ (MUSP), Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF).

Thông qua MUSP, Mỹ đã thu hút các đối tác khu vực Mekong thực hiện hợp tác trị giá 4,3 tỉ USD trên các lĩnh vực như quản trị tốt, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và dịch vụ xã hội. 

MUSP thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, cung cấp cơ hội đào tạo cho người dân sông Mekong và trang bị cho họ những kỹ năng để phát triển mạnh trong nền kinh tế toàn cầu, cải thiện cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân ở khu vực sông Mekong.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 2.

Mỹ đang thúc đẩy quá trình đó và hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua dự án 5 năm V-LEEP II. 36 triệu USD đang được đầu tư để cải thiện quy hoạch năng lượng và mở rộng quy mô áp dụng các công nghệ xanh.

V-LEEP II được xây dựng dựa trên những thành quả đạt được trong 5 năm của dự án V-LEEP I. Đây là dự án đã hỗ trợ các cơ quan quản lý chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư và các nhà phát triển khu vực tư nhân tạo điều kiện cho hơn 300 triệu USD đầu tư vào năng lượng mặt trời và gió.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 3.

Ngày 3-6-2022, Mỹ khởi động V-LEEP II. Dự án có mục tiêu hỗ trợ Việt Nam phát triển thêm 2.000MW điện tái tạo, đủ cung cấp cho thành phố Đà Nẵng - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Dự án này đã góp phần vào sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong sản xuất năng lượng mặt trời của Việt Nam - tăng từ dưới 10 MW vào năm 2017 lên 16.500 MW vào năm 2020 - với năng lượng mặt trời hiện đáp ứng tới 25% nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Một trong những trụ cột quan trọng nhất của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) của Mỹ là một nền kinh tế sạch. 

Người ta ước tính rằng nếu biến đổi khí hậu tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại thì nó sẽ có tác động hai con số đến sản lượng kinh tế toàn cầu, tương đương hàng nghìn tỉ USD mỗi năm.

Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi sẽ tìm kiếm một thỏa thuận đầu tiên khác về năng lượng sạch, khử carbon và cơ sở hạ tầng. 

Trong Đối thoại An ninh năng lượng song phương Việt - Mỹ ở Washington vào tháng 7-2022, cả hai đã tổ chức các cuộc thảo luận sâu về năng lượng gió ngoài khơi, hydro, sử dụng hiệu quả năng lượng và triển khai lưới điện thông minh.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 4.
Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 5.

Một trong những đặc điểm phát triển của nền kinh tế Việt Nam là duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thời gian dài dựa trên nền tảng chính trị ổn định. 

Trong khoảng 30 năm kể từ sau Đổi mới, dưới nền tảng chính trị ổn định cùng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam luôn phát triển rất tốt với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6% (mức rất cao) và chuyển sang phát triển công nghiệp hóa.

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1973 đến nay, Nhật Bản đã phát triển vững chắc quan hệ song phương với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế, an ninh và văn hóa. 

Về hợp tác kinh tế, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên nối lại cung cấp ODA vào năm 1993 và đã đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước của Việt Nam với tư cách là nhà tài trợ ODA lớn nhất.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 6.

Tổng lãnh sự Watanabe Nobuhiro (thứ 2 từ trái sang) và Đại sứ Yamada Takio (thứ 4 từ trái sang) tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thị sát tuyến metro số 1, công trình biểu tượng hợp tác Việt - Nhật, vào cuối tháng 7-2022 - Ảnh: Quang Định

Đồng thời từ những năm 1990, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu ở miền Nam, với tổng vốn đầu tư tích lũy vào Việt Nam đứng thứ hai, tính đến tháng 8-2022.

Để đạt được các mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2045 mà Việt Nam đã đề ra trong chính sách phát triển trung và dài hạn, đất nước các bạn cần tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định.

Số hóa nền kinh tế, chuyển sang các ngành công nghệ cao ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và giảm thải carbon hiện đang là xu hướng của thế giới. 

Với xu hướng dài hạn này, tôi tin rằng điều quan trọng là phải tiếp tục mạnh dạn giải quyết những thách thức trước mắt mà Việt Nam đang phải đối mặt như phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách một số thể chế...

Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Kishida Fumio và Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Việt Nam vào tháng 5-2022, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí xây dựng mối quan hệ kinh tế bền chặt hơn nữa thông qua việc các doanh nghiệp hai nước sẽ cùng nhau tham gia các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, đổi mới công nghệ... 

Và Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam hoàn thành các mục tiêu của mình.

Năm 2023 sắp tới sẽ là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Chúng tôi muốn phát triển quan hệ với Việt Nam như khẩu hiệu "Việt - Nhật đồng hành, hướng tới tương lai - Vươn tầm thế giới".

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 7.

Những cơn địa chấn chưa từng có đang bùng lên trên khắp thế giới, trùng hợp với thời điểm Việt Nam mừng lễ Quốc khánh năm nay. Các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã dần giảm xuống sau hai năm, song cuộc chiến tại Ukraine đã khơi mào cho cú sốc giá hàng hóa và nhiên liệu tăng vọt, đẩy lạm phát lên cao và cản trở đà tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển.

Dù vậy tình hình tại Việt Nam vẫn không ít tin vui, giống như đóa sen nở rộ từ ao bùn. Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục sau hai năm khó khăn. Nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ quý 4 năm ngoái, nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao giúp Việt Nam nhanh chóng mở cửa trở lại. 

Mức tăng trưởng 6,4% trong nửa đầu năm 2022 sẽ đưa tăng trưởng cả năm đạt mức 7,5%. Lạm phát được ước tính trung bình khoảng 3,8% cho năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự thể hiện tốt trong năm 2023.

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn việc "thể hiện tốt". Giống như trong truyện cổ, cá chép phải cưỡi sóng cả để hóa rồng, Việt Nam cũng cần thực hiện một loạt cải cách lớn như "sóng thần" để đạt được mục tiêu.

Mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam cần chuyển mình để duy trì mức tăng trưởng cao trong bối cảnh già hóa dân số, năng suất giảm, các rủi ro đối với tiến trình toàn cầu hóa cũng như sự dễ tổn thương của Việt Nam trước các nguy cơ về khí hậu. Những tính toán ban đầu cho thấy Việt Nam đã mất 10 tỉ USD trong năm 2020, tương đương 3,2% GDP, vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 8.

Theo Báo cáo Chẩn đoán quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, việc điều chỉnh và hiện đại hóa các thể chế hiện có là một ưu tiên cấp thiết của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, được Đại hội Đảng thông qua vào tháng 2-2021.

Để đạt được vị thế thu nhập cao, nỗ lực chống biến đổi khí hậu sẽ vô cùng quan trọng. 

Báo cáo Khí hậu và phát triển quốc gia gần đây về Việt Nam của chúng tôi cho thấy bằng cách đầu tư 370 tỉ USD trong vòng 20 năm tới (theo giá trị tiền tệ hiện nay), Việt Nam sẽ có thể hiện đại hóa các ngành công nghiệp, tạo việc làm xanh và bảo vệ nền kinh tế trước những thách thức như nước biển dâng lên và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác. 

Nếu không có các biện pháp phòng ngừa như vậy, thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu mà Việt Nam gánh chịu có thể lên tới 12 - 14% GDP vào năm 2050.

Các cải cách chính sách trong lĩnh vực tài khóa và tài chính là rất cần thiết để kích thích các khoản đầu tư công và tư, giúp hỗ trợ tài chính và thực hiện quá trình chuyển đổi và khử carbon cho nền kinh tế Việt Nam. 

Điều này đòi hỏi sự tập trung vào việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và tính hiệu quả của các khoản đầu tư công hiện tại, đồng thời tạo cơ hội cho khu vực tư nhân đóng vai trò lớn hơn trong việc xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 9.

Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu kép là trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. các mục tiêu này đòi hỏi phải có các chính sách rõ ràng và sự điều tiết ở cấp trung ương lẫn địa phương, song song việc huy động một lượng vốn khổng lồ, đặc biệt từ khu vực tư nhân.

Để làm được điều đó, trước tiên tôi nghĩ Việt Nam cần một khung pháp luật minh bạch và có thể dự đoán được. Nếu Việt Nam muốn thực hiện thành công các cam kết trong cop26, một chính sách cho phép quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh và tái tạo là vô cùng quan trọng.

Hãy lấy ngành công nghiệp điện gió làm ví dụ. Việc thiết kế, xây dựng và thương mại hóa một dự án điện gió ngoài khơi cần nhiều thời gian và vốn. Do vậy, các chính sách và quy định dễ dự đoán là yếu tố then chốt để giữ chân các nhà đầu tư nghiêm túc.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 10.

Một công trình điện gió ở Việt Nam - Ảnh: Tự Trung

Việt Nam có mọi yếu tố để thành công và có thể sử dụng kinh nghiệm từ ngành dầu khí của mình để thực hiện các công trình điện gió ngoài khơi. 

Các công ty năng lượng hàng đầu của NaUy đã sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam cũng như chia sẻ kinh nghiệm, năng lực lắp đặt ngoài khơi.

Tất cả chúng tôi đều mong muốn quy hoạch phát triển điện lực (pDp8) bền vững sẽ được phê duyệt sớm. Để thành công, tất cả những tiếng nói mang tính xây dựng dù là đồng tình hay ngược lại đều nên được hoan nghênh và cân nhắc.

Hành động của các doanh nghiệp cũng sẽ tác động đến các mục tiêu phát triển bền vững. Kinh doanh có trách nhiệm, tuân thủ các chuẩn mực về môi trường, xã hội và quản trị (esg) ngày càng được coi trọng trên thị trường toàn cầu. 

Không một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp nào có thể tách mình khỏi bối cảnh hoạt động chung - dù là từ góc độ môi trường, xã hội hay quản trị doanh nghiệp và xã hội.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 11.

Áp lực cũng đến từ những người tiêu dùng có hiểu biết. Họ đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ bền vững, có đạo đức và trách nhiệm xã hội hoặc được sản xuất tại các quốc gia coi trọng esg.

Việt Nam đang là điểm đến tiềm năng của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Để nắm bắt cơ hội này, các công ty Việt Nam nên tuân thủ các luật chơi mới - thực hiện esg, giám sát việc tuân thủ và báo cáo nếu họ muốn trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đầu tư vào hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và esg có nghĩa là đầu tư vào một tương lai bền vững cho chính các doanh nghiệp này. 

Nó đáng đồng tiền bát gạo! Đó không chỉ là điều đúng đắn mà còn là điều thông minh cần làm. Về lâu dài, các doanh nghiệp sẽ đóng góp to lớn vào mục tiêu kép của Việt Nam là phát triển bền vững và giải quyết biến đổi khí hậu.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 12.

Đại sứ Grete Lochen đến thăm Công ty sơn Jotun (áp dụng tiêu chuẩn ESG) ở TP.HCM, nhân dịp tập đoàn này mở rộng kinh doanh tại Việt Nam- Ảnh: Đại sứ quán Na Uy


Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 13.

Việt Nam là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 33. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những thập niên qua, người dân Việt Nam đang có thu nhập cao hơn, tuổi thọ tăng, tỉ lệ tử vong ở các nhóm bà mẹ - trẻ em giảm, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Những thành tựu này có được là nhờ vào nhiều yếu tố bao gồm sự lãnh đạo của chính phủ, chính sách cởi mở đối với thương mại và đầu tư nước ngoài, tinh thần kinh doanh địa phương, hợp tác phát triển quốc tế và sự chăm chỉ của người dân.

Việt Nam hiện đang chuẩn bị cho một bước tiến nhảy vọt mới - trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Đất nước của các bạn có nhiều khả năng đạt được các mục tiêu này nếu duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 14.

Với tư cách là giám đốc quốc gia của Văn phòng Koica Việt Nam, tôi đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu các vấn đề của thế hệ trẻ. qua thời gian làm việc ở Việt Nam, tôi có một số đề xuất dành cho thế hệ tương lai của Việt Nam.

1. Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia và khu vực. tôi nghĩ rằng điều cấp thiết là đất nước phải tăng quy mô đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (r&D) và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Các thể chế cần được giám sát, cập nhật và nâng cấp một cách thận trọng để đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. Môi trường phát triển thay đổi liên tục, do đó những gì hiệu quả ngày hôm qua có thể không hiệu quả hôm nay hoặc ngày mai. Chúng ta cần phải liên tục cải thiện, nâng cấp các cách làm lạc hậu hoặc bất hợp lý và tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển bền vững.

3. Thế hệ trẻ cần phải được tăng cường giáo dục để trở thành công dân toàn cầu. Thế giới ngày nay được kết nối chặt chẽ với nhau đến mức không quốc gia nào có thể thịnh vượng một mình. 

Để một thế giới hòa bình, thịnh vượng và môi trường lành mạnh, chúng ta phải cùng nhau học hỏi và cùng hành động trong nhiều vấn đề khác nhau, từ nhân quyền, nghèo đói, y tế, giáo dục, di cư cho đến nước, đất đai, rừng, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

4. Phát triển phải công bằng và bao trùm, nghĩa là lợi ích từ sự phát triển của đất nước là dành cho tất cả người trong xã hội. 

Sự phát triển đồng nghĩa sẽ có một sự thay đổi hiện trạng, chính vì vậy khó tránh khỏi việc sẽ có những người được lợi và những người được hưởng lợi ít hơn hoặc bị mất quyền lợi. 

Nếu để điều này tồn tại, sự ủng hộ của cộng đồng đối với sự phát triển sẽ dần suy yếu và dẫn đến sự phát triển không ổn định.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 15.
Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 16.

Ông Cho Han Deog, giám đốc quốc gia Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam, gặp các ứng viên trúng tuyển khóa đào tạo thạc sĩ của KOICA dành cho Việt Nam hồi tháng 7-2022


Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 17.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt nam trong vài thập niên qua mang lại nhiều cơ hội và sự phát triển mới nhưng cũng đặt ra những thách thức mới về bảo vệ môi trường. 

Môi trường bền vững là mối quan tâm của tất cả các quốc gia. tại COP26, các quốc gia đã thông qua hiệp ước khí hậu glasgow, trong đó Việt nam cam kết đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đây là mục tiêu đầy tham vọng và cần có một nỗ lực phi thường. 

Để đạt được mục tiêu này, phải có đủ nhân lực, công nghệ và tài chính cho các biện pháp quan trọng như tích hợp các chương trình nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu với giáo dục chính quy; khai thác và phát huy các đổi mới sáng tạo và công nghệ dựa trên bằng chứng khoa học thích ứng biến đổi khí hậu như sử dụng kinh nghiệm dân gian và các thực hành tốt nhất.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 18.

Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM Agustaviano Sofjan (thứ ba từ trái sang) tháp tùng Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đến chào xã giao Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vào ngày 29-7-2022

Những nỗ lực này cần được cấp vốn đầy đủ thông qua các cơ chế tài chính truyền thống hoặc mới xuất hiện như trái phiếu xanh. 

Theo báo cáo tài chính bền vững ASEAN - tình hình thị trường năm 2021 của tổ chức Sáng kiến trái phiếu khí hậu và ngân hàng HSBC, Việt Nam đứng thứ hai về phát hành trái phiếu xanh trong hiệp hội Các quốc gia Đông nam Á (ASEAN).

Cá nhân tôi thấy Việt Nam là điển hình trong việc phát triển tăng trưởng kinh tế xanh. Tôi đã chứng kiến sự gia tăng thần tốc về năng lượng tái tạo ở miền nam Việt Nam.

Indonesia và Việt Nam cùng đối mặt với những thách thức giống nhau trong chuyển đổi nền kinh tế sang hướng bền vững hơn.

Hai nước chúng ta có thể là đối tác lớn của nhau trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có năng lượng. Ngày 20-7-2022, Indonesia và Việt Nam đã nhất trí tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 19.

Từ khi gia nhập ASEAN năm 1997, chính sách của Việt Nam là trở thành đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia. 

Tôi mong chờ những sự phát triển trong tương lai, và sự gắn bó giữa Indonesia và Việt Nam với tư cách là đối tác chiến lược vì lợi ích chung của cả hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa.

Các nhà ngoại giao, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hiến kế để Việt Nam phát triển xanh - Ảnh 20.
QUỲNH TRUNG - DUY LINH - NGUYÊN HẠNH - HỒNG VÂN
VÕ TÂN

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0