Xe
16/03/2023 11:30 GMT+7

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác

Ô tô xuất hiện trong phim ảnh có thể là biểu trưng cho sức mạnh, địa vị, tâm tư tình cảm, là công cụ quan trọng để thúc đẩy câu chuyện, nhưng cũng có thể chỉ dùng để… phá.

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 1.

Mối lương duyên giữa ô tô và phim ảnh khá phức tạp (trong ảnh là nam diễn viên David Hasselhoff trong sê ri phim Knight Rider của những năm 1980) - Ảnh: NBC

Ô tô đã trở nên vô cùng quan trọng trong nhiều bộ phim vài thập kỷ qua. Sự xuất hiện của xe trên màn hình có thể gây ảnh hưởng lớn, thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng mức độ phổ biến của một mẫu xe nhất định, nếu được sử dụng trong bối cảnh phù hợp.

Nhưng làm một bộ phim rất phức tạp, cần rất nhiều sự chuẩn bị, mà không khâu nào được phép có sai lầm. Để có những thước phim tốt luôn cần nhiều sự hy sinh, bao gồm cả ô tô.

Màn rượt đuổi đầu tiên

Để có một màn rượt đuổi, cần ít nhất 2 xe. Màn này thường xuất hiện trong các bộ phim hành động, thường đòi hỏi nhiều kỹ xảo và những chiếc xe đắt tiền.

Nhưng cuộc rượt đuổi bằng ô tô đầu tiên trên màn ảnh xuất hiện vào năm 1903 chỉ là một bộ phim câm đen trắng có thời lượng ngắn (chỉ có 9 cảnh quay). Đó là phim The Runaway Match hay còn gọi là Marriage by Motor, kể về một cặp vợ chồng trẻ bỏ trốn trên một chiếc ô tô đi thuê, còn ông bố vợ thì lái limousine đuổi theo sau.

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 2.

Màn rượt đuổi đầu tiên trên màn ảnh - Ảnh: Autoevolution

Nhưng màn rượt đuổi hiện đại đầu tiên được thừa nhận là trong bộ phim Bullitt (Nhân chứng câm lặng, 1968). Trong phim có cảnh rượt đuổi bằng ô tô kéo dài 10 phút, với sự tham gia của chiếc Ford Mustang GT “Bullitt” do Steve McQueen lái và chiếc Dodge Charger 440 Magnum. Cả hai chiếc đều đời 1968.

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 3.

Nhưng nếu hiểu “rượt đuổi” phải là pha hành động hấp dẫn như nhiều người vẫn quen thuộc thì Bullitt mới là bộ phim đầu tiên - Ảnh: Drive-my

Chiếc xe đắt nhất

Giá trị ô tô thay đổi theo thời gian. Một số do độ hiếm, một số do thương hiệu, một số lại nhờ bộ phim mà chúng xuất hiện.

Chiếc xe màn ảnh đắt nhất tính đến lúc này là Porsche 918k đời 1970 từ bộ phim Le Mans (1971). Chiếc xe được sử dụng trong phim đã biến mất hơn 25 năm, nhưng khi xuất hiện thì được bán đấu giá lên tới 14 triệu USD.

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 4.

Chiếc xe đắt nhất và đắt thứ hai trên màn ảnh đều xuất hiện trong Le Mans - Ảnh: Porsche

Le Mans cũng là bộ phim sở hữu chiếc xe đắt thứ hai trên màn bạc. Đó là Ford Gulf GT40 1968 do Steve McQueen cầm lái được bán với giá 11 triệu USD. Đây cũng là chiếc xe đắt nhất của Ford tính đến nay.

Phim về ô tô có doanh thu cao nhất

Thật khó để xác định đâu là bộ phim về ô tô nổi tiếng nhất mọi thời đại, vì đánh giá đó mang nặng tính chủ quan. Nhưng doanh thu phòng vé thì khác.

Furious 7, một phần trong loạt phim Fast and Furious, đứng ở vị trí đầu tiên. Bộ phim sản xuất năm 2015, có kinh phí 190 triệu USD, đã kiếm được hơn 147 triệu USD trong tuần đầu công chiếu. Tổng cộng, phim thu về hơn 1,5 tỉ USD trên toàn thế giới.

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 5.

Một trong các nguyên nhân mà Furious 7 có doanh số cao nhất loạt phim có lẽ do đây là bộ phim cuối cùng của Paul Walker, người đã qua đời trong một vụ tai nạn xe cộ vào tháng 11-2013, trong khi bộ phim vẫn đang quay - Ảnh: Autoevolution

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 6.

Bộ phim đã phải lùi lại lịch chiếu, hoàn thành nốt với sự giúp đỡ của em trai Paul và công nghệ nhằm tri ân nam diễn viên quá cố - Ảnh: Autoevolution

Xe được sử dụng nhiều nhất trên màn ảnh

Chiếc xe thường thấy nhất trên màn ảnh (tính cả điện ảnh, truyền hình, MV ca nhạc…) chính là Ford Crown Victoria. Theo Alan's Factory Outlet, mẫu xe này đã xuất hiện tới… 6.874 lần, trong đó đáng chú ý có Heat (1995), Taxi (2004), Law and Order. Có thể do đây là mẫu phổ biến nhất dùng làm taxi và xe cảnh sát.

Ford cũng là thương hiệu ô tô có nhiều xe được sử dụng nhất. Tổng cộng, đã có 30.523 chiếc xe Ford được sử dụng.

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 7.

Không khó hiểu khi Ford Crown Victoria lại trở thành “quán quân màn ảnh” - Ảnh: 20th Century Fox

Xe bị phá nhiều nhất

Ô tô rất dễ bị phá trên màn ảnh, đặc biệt là phim hành động, nhưng có lẽ không đạo diễn nào phá xe nhiều bằng Michael Bay. “Giải” phim phá hủy nhiều xe nhất thuộc về Transformers 3 - bộ phim do ông làm đạo diễn có kinh phí 195 triệu USD.

Transformers: Dark of the Moon, phim thứ ba của loạt phim và là bộ phim đầu tiên không có Megan Fox, đã phá hủy tổng cộng 532 xe.

Các kỷ lục ô tô trong phim: Xe bị phá nhiều nhất, doanh thu cao nhất và các cột mốc đáng chú ý khác - Ảnh 8.

Không phải quá xót cho những chiếc xe này. Hầu hết chúng đều đang trong tình trạng hỏng hóc nên cũng cần loại bỏ. Và rồi, các hãng đã quyết định nên để đạo diễn Michael Bay làm việc đó - Ảnh: Paramount Pictures

10 xe đắt nhất từng bị phá hủy tại phim trường: Bán lại cũng có giá lên tới 14 triệu USD10 xe đắt nhất từng bị phá hủy tại phim trường: Bán lại cũng có giá lên tới 14 triệu USD

Dù kỹ xảo điện ảnh có thể dàn cảnh phá hủy xe vô cùng hoành tráng, không thiếu những trường hợp kịch bản yêu cầu một chiếc xe thành phẩm ‘bằng xương bằng thịt’ bị nghiền nát.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên