10/11/2017 14:41 GMT+7

Các đề xuất sửa của Dự luật Phòng chống tham nhũng

HOÀNG ĐIỆP - LÊ KIÊN
HOÀNG ĐIỆP - LÊ KIÊN

TTO - Dự án Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ tiếp tục được thảo luận tại hội trường trong những ngày tới. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với đề nghị của Ủy ban Tư pháp là thảo luận, xem xét dự luật này

Các đề xuất sửa của Dự luật Phòng chống tham nhũng - Ảnh 1.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn luật sư TP.HCM):

Thân nhân cán bộ phải kê khai tài sản

untitled-2 copy

Tôi cho rằng không cần thiết phải mở rộng đối tượng kê khai tài sản đến tận công chức cấp xã. Bởi rõ ràng việc kê khai thời gian qua là không hiệu quả, mở rộng thêm đối tượng là không cần thiết.

Tôi ủng hộ phương án cần thu hẹp đối tượng kê khai tài sản bởi tham nhũng chỉ tập trung vào một số đối tượng.

Tuy nhiên, để làm hiệu quả thì yêu cầu kê khai tài sản thân nhân của đối tượng buộc phải kê khai tài sản là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em ruột.

Việc buộc thân nhân người này phải kê khai tài sản để tránh tình trạng chuyển tài sản cho người thân đứng tên.

Thực tế thời gian qua đã có tình trạng lãnh đạo, quan chức để người thân là vợ, chồng, con đứng tên các tài sản lớn, còn những người đó không đứng tên tài sản nào.

Vậy nên, ví như cán bộ có tham nhũng rồi chuyển tài sản tham nhũng đó sang cho con, cho vợ chồng, cha mẹ... thì khi bị tố cáo, chẳng có cơ sở nào để xử lý.

Luật sư Bùi Thị Hồng Giang (Đoàn luật sư Hà Nội):

Cần thêm Mặt trận Tổ quốc giám sát tài sản, thu nhập

untitled-1 copy

Ngoài những đơn vị giám sát như các phương án trình Quốc hội, cần phải thêm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát đối với tài sản thu nhập của những đối tượng buộc phải kê khai tài sản.

Bởi vai trò của nhân dân rất quan trọng. Có sự giám sát thường xuyên và đột xuất của cơ quan này mới đảm bảo quyền giám sát của nhân dân.

Các bản kê khai tài sản cần phải công khai tại nơi cán bộ công chức đó sinh sống chứ không phải công khai chỉ tại cơ quan.

Người dân sống gần mới biết được vị cán bộ đó sống như thế nào, có tài sản ở những đâu nên người dân có thể giám sát và phát hiện ra dối trá, tiêu cực từ đó.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ:

Công khai là khai hết ra trước công chúng

ta van ha1 1(read-only)


Đã nói công khai thì phải đúng với nghĩa của nó, nôm na là phải khai hết ra trước công chúng. Đã công khai, minh bạch thì có gì phải giấu. Vì vậy công khai trên các trang thông tin điện tử thì có vấn đề gì đâu, nước ngoài họ vẫn làm thế.

Kê khai mà công khai hạn chế không thể gọi là minh bạch được, vì lấy gì để đảm bảo rằng một người lãnh đạo chỉ công khai bản kê khai trong cơ quan của người đó là minh bạch, khi trong cơ quan đó có quan hệ giữa lãnh đạo, nhân viên, những người làm việc hằng ngày với nhau.

Tôi có tài sản gì, từ đâu mà có, thu nhập thế nào, tôi sẵn sàng công khai, minh bạch hết, có gì đâu mà ngại.


HOÀNG ĐIỆP - LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên