05/01/2023 14:45 GMT+7

Bùi ngùi nhớ lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Nhân kỷ niệm 55 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, những chứng nhân lịch sử trong cuộc tổng tiến công đã có buổi giao lưu tại Đường sách TP.HCM vào sáng 5-1.

Bùi ngùi nhớ lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh 1.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu kể về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh: TRẦN MẶC

Tọa đàm chứng nhân lịch sử về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có sự tham dự của các khách mời: đại tá Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang), bà Vũ Thị Minh Nghĩa - chiến sĩ biệt động Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Thừa - chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Xuân Mậu Thân 1968 và những ký ức hy sinh quên mình

Nói về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, những ký ức về trận đánh hào hùng của dân tộc vẫn luôn sống động trong ký ức người ở lại. Ông Tư Cang ví von Đảng như "một nhạc trưởng chỉ huy là dàn đồng ca nổi lên" và cho biết: "Nhớ lại trận Mậu Thân để tin tưởng thêm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời nói lên tinh thần chiến sĩ lúc đó".

Đó là một tinh thần chiến sĩ dám dấn thân và hy sinh thân mình cho Tổ quốc. Về điều này, bà Vũ Thị Minh Nghĩa chia sẻ: "Trong chiến đấu chúng tôi chấp nhận hy sinh, thương tật. Khi kể lại rất bùi ngùi nhưng tôi cũng thấy hãnh diện khi đơn vị tôi và các anh đã hy sinh trong đêm đó, nằm lại là một điều rất vinh hạnh và xứng đáng với đất nước của mình.

Tôi không quên những hình ảnh đó và công lao của các anh đã ngã xuống. Tôi hứa với các anh sẽ phấn đấu và đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước nhiều hơn theo sức khỏe của mình. Chúng ta có ngày hôm nay là biết bao xương máu của anh cha ta đã đổ xuống".

Vì lẽ đó, bà Vũ Thị Minh Nghĩa nhắn nhủ với giới trẻ - những người được sống trong hòa bình - cần học tập và đem trí tuệ, sức lực cống hiến cho đất nước. Có như thế mới không phụ lòng xương máu mà thế hệ trước đã đổ xuống.

Bùi ngùi nhớ lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh 2.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu, bà Vũ Thị Minh Nghĩa, ông Nguyễn Văn Thừa trong buổi giao lưu sáng nay - Ảnh: TRẦN MẶC

Nhiều hoạt động kỷ niệm tại Đường sách TP.HCM

Cũng như bà Vũ Thị Minh Nghĩa, là một thanh niên từng chứng kiến và góp sức vào trận đánh lớn của đất nước, ông Nguyễn Văn Thừa nhớ lại:

"Hôm nay kể lại một giai đoạn mà bản thân là thanh niên có góp chút công sức nhỏ trong trận Mậu Thân, tôi rất vinh dự và nhớ lại đồng đội, em út của mình đã vĩnh viễn ra đi. Nhớ lại rất đau lòng, nhưng đau lòng rồi tôi cũng ráng phấn đấu để làm tốt nhiệm vụ. Nói như vậy để nhớ những người đã hy sinh nằm đó, giờ chúng ta có nhà có cửa đã là hạnh phúc rồi".

Bên cạnh buổi tọa đàm, từ ngày 5 đến hết ngày 9-1 tại Đường sách TP.HCM còn có các hoạt động triển lãm tư liệu, hình ảnh và 55 tựa sách về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Bùi ngùi nhớ lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh 3.

Những đầu sách liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh: TRẦN MẶC

Bùi ngùi nhớ lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh 4.

Triển lãm các hình ảnh về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh TRẦN MẶC

Bùi ngùi nhớ lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh 5.

Không gian trưng bày 55 đầu sách về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh: TRẦN MẶC

Hoạt động kỷ niệm 55 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp với nhiều sở ngành, nhà xuất bản...; cùng Hội Cựu chiến binh thành phố, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Công ty TNHH Đường sách TP.HCM tổ chức.

Âm vang hào khí xuân Mậu Thân 1968 ở TP.HCMÂm vang hào khí xuân Mậu Thân 1968 ở TP.HCM

Triển lãm '55 năm lịch sử khắc ghi tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968' giới thiệu hơn 80 hình ảnh, đang được trưng bày tại công viên Lam Sơn, quận 1, TP.HCM từ ngày 4-1-2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên