Dưới đây là một số lưu ý của bác sĩ Tạ Tùng Duy - Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Không nên kéo dài bữa ăn quá 45 - 60 phút
Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 45 - 60 phút. Khi kéo dài thời gian ăn uống, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn gây quá tải và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dịp Tết, liên hoan, gặp mặt gia đình, nhiều gia đình thường ưu tiên ăn lẩu, theo bác sĩ Duy, nếu lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa. Do đó, không nên dùng nước lẩu đun trên bếp quá 60 phút mà nên thay nước.
Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng thực phẩm. Lúc này, lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu tăng lên sẽ làm tăng axit uric trong máu, không tốt đối với người bị bệnh gout, người huyết áp cao.
Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống, đồ chín
Nếu dùng chung đôi đũa để vừa gắp thịt sống cho vào nổi lẩu, vừa gắp thịt chín để ăn sẽ là điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống thâm nhập vào miệng. Vì vậy, cần chú ý chuẩn bị một đôi đũa chuyên dùng để gắp đồ sống và một đôi đũa để gắp đồ chín riêng biệt.
Nên ăn rau trước khi ăn thịt
Để đảm bảo sức khỏe, trong các bữa ăn nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Nên ăn nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú và còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn, lá rau có chứa các vitamin và chất khoáng giúp ngày Tết khỏe mạnh hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận