Nếu điều chỉnh, mở rộng sẽ không phù hợp
Sau khi tốt nghiệp đại học xong, học tiếp liên thông sau đại học thì không được tạm hoãn mà phải nhập ngũ. Do đó, cử tri kiến nghị cần điều chỉnh quy định cho phép các đối tượng được tiếp tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi đang học liên thông lên đại học.
Trả lời nội dung này, Bộ Quốc phòng nêu rõ Luật Nghĩa vụ quân sự quy định đối với công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Mặt khác, để bảo đảm công bằng, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27.
Theo báo cáo của cơ quan quân sự địa phương, thống kê số liệu công dân nam diện tạm hoãn gọi nhập ngũ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023 là hơn 46% so với tổng số công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ của tỉnh.
Vì vậy, nếu điều chỉnh, mở rộng diện tạm hoãn với những công dân này là không phù hợp.
Bởi sau khi đào tạo đa số đã hết tuổi gọi nhập ngũ, dẫn đến mất công bằng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Hiện Bộ Quốc phòng đã và đang chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu, phối hợp các ban, bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự theo chương trình soạn thảo luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Đồng thời rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, theo đó các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện sẽ được sửa đổi, bổ sung phù hợp bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
Cử tri tỉnh Nam Định phản ảnh việc hiện nay đã bỏ quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Do đó gây khó khăn cho các địa phương trong việc xử lý các trường hợp thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự cố tình không về địa phương để tập trung sơ tuyển.
Từ đó, cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng có giải pháp, hướng dẫn để triển khai thực hiện.
Trả lời nội dung này, Bộ Quốc phòng cho hay nghị định 37/2022 của Chính phủ đã bãi bỏ xử phạt hành chính khi vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Bởi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 chưa quy định hành vi vi phạm khi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự là trốn tránh nghĩa vụ quân sự, do đó chưa có cơ sở quy định xử phạt hành chính.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, phối hợp các ban, bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Cùng với đó đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định số 37, các văn bản liên quan, các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho phù hợp, sát với thực tiễn và bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận