07/10/2021 13:39 GMT+7

Bình Dương đề xuất cơ chế làm đường vành đai 3

ĐỨC PHÚ
ĐỨC PHÚ

TTO - UBND tỉnh Bình Dương vừa có văn bản gửi Phó thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ Giao thông vận tải kiến nghị một số nội dung về chuẩn bị thực hiện dự án đường vành đai 3 TP.HCM.

Bình Dương đề xuất cơ chế làm đường vành đai 3 - Ảnh 1.

Đường vành đai 3 dài 91,66km, có quy mô 8 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 165.256 tỉ đồng - Ảnh: Sở Giao thông vận tải TP.HCM

Theo tỉnh Bình Dương, đường vành đai 3 dài 91,66km có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng giữa Bình Dương và TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Với dự án này, tỉnh Bình Dương đã thống nhất TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tổng thể dự án và kiến nghị Thủ tướng chấp thuận giao cho Bình Dương làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh.

Để triển khai thực hiện ngay dự án thành phần đền bù mặt bằng một lần theo mặt cắt ngang hoàn chỉnh (đoạn qua địa bàn tỉnh khoảng 37.620 tỉ đồng), và xây dựng đường song hành giai đoạn 2021 - 2025 như đề xuất là vượt quá khả năng cân đối từ nguồn đầu tư công của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. 

Do đó, Bình Dương kiến nghị giai đoạn 2021- 2025 tiếp tục khai thác theo hiện trạng đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn, kết hợp với đầu tư các cầu vượt, hầm chui thuộc dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương. Tới giai đoạn năm 2026 - 2030 sẽ đầu tư mở rộng nền đường hiện hữu và xây dựng đường song hành.

Tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ cho các địa phương và phù hợp với nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách theo quy định trong việc triển khai đầu tư các tuyến đường vành đai, cao tốc. Đồng thời, đề xuất một số phương án cụ thể như bổ sung chi phí đền bù mặt bằng một lần theo mặt cắt ngang hoàn chỉnh và xây dựng đường song hành vào chi phí của dự án triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Ngoài ra, Bình Dương kiến nghị tăng tỉ lệ điều tiết để lại cho ngân sách địa phương (từ 36% lên 50%) hoặc có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn từ trung ương để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án có tính chất liên vùng. 

Cho phép địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng đến để bổ sung thêm vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng. Địa phương cam kết không đề nghị trung ương hỗ trợ khi thực hiện tăng lương theo lộ trình. Cho phép tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để thực hiện đền bù mặt bằng dự án này. Dư nợ của việc phát hành trái phiếu này không tính vào giới hạn dư nợ ngân sách địa phương.

Tỉnh cũng kiến nghị được huy động, vay vốn từ các nguồn phù hợp vượt hạn mức bội chi ngân sách địa phương quy định đối với tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 với lãi suất ưu đãi 0% để bố trí vốn đầu tư. Hình thành gói tín dụng ưu đãi (tương đương lãi suất trái phiếu Chính phủ) kỳ hạn 10 năm để cung cấp vốn tín dụng cho các dự án.

Về khai thác quỹ đất hai bên tuyến và vùng phụ cận, tỉnh Bình Dương kiến nghị thể hiện nội dung này trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và chủ trương đầu tư để tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi, phát triển quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ. 

Kiến nghị rút ngắn thủ tục để kịp trình Quốc hội dự án đường vành đai 3 TP.HCM Kiến nghị rút ngắn thủ tục để kịp trình Quốc hội dự án đường vành đai 3 TP.HCM

TTO - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải TP.HCM về công tác chuẩn bị dự án đường vành đai 3, TP.HCM.

ĐỨC PHÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên