Xuống đường “chiếm lấy Phố Wall”“Chiếm lấy Phố Wall” lan rộng: nhà giàu sợ hãi“Chiếm lấy Phố Wall”... vẫn là giấc mơ!
Phóng to |
Những người biểu tình tuần hành dọc đường phố New York - Ảnh: Reuters |
Không còn cảnh hàng ngàn người tập trung tại công viên Zuccotti, chỉ cách Phố Wall vài dãy nhà, cả đêm lẫn ngày để biểu tình chống lại khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ như “thời hoàng kim” năm 2011, lần này những người biểu tình lặng lẽ diễu hành trên các con đường quanh công viên, theo Reuters.
Một số khác diễu hành trên vỉa hè hướng đến quảng trường Washington, và nhiều nhóm nhỏ hơn rải rác khắp thành phố New York. Daily Mail cho biết số lượng cảnh sát và phóng viên cũng nhiều tương tự số người biểu tình trong đợt kỷ niệm này.
AP dẫn lời một người biểu tình tên Linnea Paton cho biết họ vẫn đang “đấu tranh cho bình đẳng kinh tế” vì cho rằng giới ngân hàng vẫn còn đang nắm mọi quyền lực.
“Họ đã mua chuộc chính phủ và chúng tôi cần một phong trào nhân dân để thay đổi điều đó, và phong trào ấy vẫn còn đây” - cô Paton nói.
Ngày 17-9-2011, những người khởi xướng phong trào Chiếm lấy Phố Wall tự nhận mình nằm trong số 99% chịu sự bóc lột, so với 1% dân số Mỹ là những người giàu có và được hưởng lợi trực tiếp từ hệ thống tư bản chủ nghĩa để biểu tình và đòi lại sự công bằng, dân chủ.
Những người tham gia phong trào cuối cùng đã bị cảnh sát trục xuất khỏi công viên Zuccotti hồi tháng 11-2011, theo lệnh của thị trưởng New York Michael Bloomberg.
“Thuế Robin Hood”
Phong trào Chiếm lấy Phố Wall từng bị chỉ trích vì thiếu mục tiêu rõ ràng, nhưng trong lần trở lại công viên Zuccotti lần này, họ đã có mục đích rõ ràng: đấu tranh cho việc đánh thuế các giao dịch tài chính ở Phố Wall, theo Reuters.
Những người khởi xướng luật thuế này mong muốn các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu sẽ bị đánh thuế 0,5%, và số tiền này sẽ được chuyển cho nhiều quỹ và tổ chức phi lợi nhuận khác nhau để chăm lo cho các trường học, bệnh viện và chính quyền địa phương.
Vì lẽ đó, họ gọi đây là “thuế Robin Hood”, tức lấy của người giàu chia cho người nghèo, Reuters dẫn lời những người tổ chức phong trào cho hay.
Andrew Smith, một trong những người tổ chức, cho biết dạng thuế tương tự đang được áp dụng ở 11 nước khu vực đồng euro, gồm cả Đức và Pháp.
Những người phản đối luật thuế này cho rằng “thuế Robin Hood” sẽ làm giảm lượng giao dịch tại Phố Wall, khuyến khích các nhà đầu tư chuyển sang giao dịch ở nước ngoài, làm giảm việc làm và nguồn thu cho Phố Wall.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận