3 tỉ đồng cho hoạt động công tác xã hộiĐi tìm nụ cười “da cam”
Phóng to |
Sản xuất tại nhà máy của Công ty Anco - Ảnh: Hương Nhu |
Ngược lại, Công ty Anco mà đại diện là chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Yew Kean Lai cũng tố cáo ông Thân Trung Tín vi phạm đạo đức kinh doanh, gây mất đoàn kết nội bộ.
Bỗng dưng mất chức
Hồ sơ giả mạo? Một nguồn tin từ Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) cho biết việc thay đổi giấy phép đầu tư của Anco được DIZA xác nhận dựa trên yêu cầu và hồ sơ đầy đủ mà Công ty Anco cung cấp. Tuy nhiên, ông Tín cho rằng hồ sơ do Anco đưa ra là giả mạo, ông Tín không ký biên bản cũng như không thống nhất các nội dung trong cuộc họp HĐQT. |
Là người sáng lập đồng thời giữ chức tổng giám đốc Anco hơn 10 năm qua, ông Thân Trung Tín cho biết cực kỳ sốc vì bị các đối tác Malaysia loại bỏ khỏi vị trí này một cách bất ngờ. “Ngày 20-11, tôi đang đi làm tại Anco bình thường thì được thông báo không còn là tổng giám đốc công ty nữa vì phía cổ đông Malaysia đã có quyết định thay tổng giám đốc” - ông Tín cho biết.
Công ty Anco được ông Thân Trung Tín và ông Lê Văn Hiếu thành lập năm 2001. Tới năm 2003, công ty có sự tham gia góp vốn của ba cá nhân quốc tịch Malaysia gồm ông Yew Kean Lai - chủ tịch HĐQT - chiếm 36%, ông Lee Meng Hong và bà Tan Kim Keow lần lượt nắm giữ 20% và 5% cổ phần, ông Tín và ông Hiếu chỉ còn nắm 40% cổ phần. Trong những năm qua, Anco là một trong những công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh nhất VN với doanh thu năm 2012 là 6.643 tỉ đồng.
Thời gian gần đây, giữa các cổ đông VN và Malaysia có sự mâu thuẫn về quyền lợi. Ngày 6-11-2013, HĐQT của Anco đã tổ chức cuộc họp để bàn về việc bãi nhiệm tổng giám đốc/người đại diện của công ty (tức ông Tín) và thay bằng người mới nhưng thất bại. Sau hai lần đổi lịch, ngày 18-11 ông Yew Kean Lai thông báo cuộc họp sẽ được dời qua ngày 20-11. Do không sắp xếp được thời gian nên ông Tín và ông Hiếu đã gửi thông báo đề nghị chuyển qua họp ngày khác.
Tuy nhiên đến ngày 20-11, ông Yew Kean Lai gửi văn bản thông báo với nội dung ba thành viên còn lại của HĐQT (gồm ông Yew Kean Lai, ông Lee Meng Hong và bà Tan Kim Keow) vẫn tổ chức họp với sự tham gia của đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA). Kết quả là tổng giám đốc/người đại diện theo pháp luật mới đã chính thức được bổ nhiệm thay thế ông Tín. Ông Yew Kean Lai cũng chuyển cho ông Tín bản sao nội dung các cuộc họp và giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh ngày 11-11-2013.
Theo ông Tín, công ty (do chủ tịch HĐQT đại diện) đã ngụy tạo tài liệu nộp cho cơ quan cấp phép. Cụ thể, dù cuộc họp ngày 6-11 đã phải tạm dừng, các tờ trình đều chưa được thông qua, thế nhưng ngày 7-11 chủ tịch HĐQT Anco nộp hồ sơ cho DIZA, trong đó có quyết định và biên bản họp HĐQT về việc miễn nhiệm, bổ nhiệm thay thế tổng giám đốc. Hơn nữa, theo điều lệ của Anco, việc bổ nhiệm tổng giám đốc phải được đại hội đồng cổ đông phê chuẩn nên việc thay tổng giám đốc khi đại hội đồng cổ đông chưa họp là vi phạm điều lệ công ty.
Ai thâu tóm ai?
Cũng theo ông Tín, phía Malaysia do ông chủ tịch HĐQT đứng đầu đã tìm cách loại bỏ các thành viên HĐQT người Việt để chiếm đoạt Công ty Anco. Trước đó, nhóm cổ đông Malaysia phụ trách mua nguyên liệu đã không giữ ổn định chất lượng, không minh bạch trong việc mua nguyên liệu, ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài (chiếm trên 80%) thông qua công ty tại Malaysia do vợ chồng ông chủ tịch HĐQT Yew Kean Lai sở hữu. Không những vậy, giá mua nguyên liệu từ công ty Malaysia luôn cao hơn so với giá các mặt hàng cùng chủng loại, cùng thời điểm khoảng 100 USD/tấn, gây thiệt hại về kinh tế cho công ty lẫn quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Anco cho biết việc bãi nhiệm chức vụ tổng giám đốc của ông Thân Trung Tín, thay đổi giấy phép chứng nhận đầu tư thời gian qua là đúng với điều lệ và quy định của pháp luật. Mọi quyết định của Anco đều được HĐQT thông qua mà ông Thân Trung Tín là một thành viên. Lý do bãi nhiệm chức vụ của hai cổ đông VN do hai ông này có những hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh, như góp cổ phần vào công ty đối thủ cạnh tranh của Anco và gây mất ổn định hoạt động của công ty thời gian qua. Theo ông Yew Kean Lai, hiện Anco đã mời Tổng cục Thuế, DIZA vào thanh tra những cáo buộc về chuyển giá mà ông Tín nêu.
Cũng theo đại diện của Anco, hành động của hai ông Tín và Hiếu thời gian qua nhằm để đẩy mạnh hoạt động của một nhóm công ty cùng ngành do hai ông này và người thân thành lập. Bởi vì ông Tín và ông Hiếu cùng người thân có góp vốn vào năm công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (gọi chung là Rico) tại Hậu Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Hà Nam và tận dụng nguồn lực (nhân viên bán hàng, phương tiện vận chuyển, dữ liệu khách hàng...) của Anco, chèn ép hệ thống phân phối của Anco để phục vụ lợi ích riêng của Rico.
Xuất hiện nhóm cổ đông muốn mua lại Anco Ngày 19-12, tại phiên họp đại hội đồng cổ đông Anco, ông Yew Kean Lai đã chính thức rút khỏi vị trí chủ tịch HĐQT và thay vào đó là ông Dương Thanh. Ông Dương Thanh, 63 tuổi, đại diện cho một nhóm cổ đông đang đàm phán mua lại cổ phần của phía Malaysia trong Anco, đã được các cổ đông chấp thuận giữ chức vụ này. Theo đại diện của Anco, vị trí tổng giám đốc của công ty này vẫn do ông Ernest Vijyakumar Richards, quốc tịch Malaysia, nắm giữ. Trong khi đó, ông Thân Trung Tín lại cho rằng đại hội đồng cổ đông không chấp thuận bổ nhiệm ông Ernest Vijyakumar Richards làm tổng giám đốc, do đó hiện Anco không có tổng giám đốc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận