Thứ 7, ngày 16 tháng 1 năm 2021
Bệnh viện dã chiến phòng dịch corona ở TP.HCM sẽ như thế nào?
TTO - Theo kế hoạch lập bệnh viện dã chiến để đối phó dịch bệnh do virus corona tại TP.HCM được dự thảo, Sở Y tế thành phố sẽ là cơ quan làm đầu mối triển khai và tổ chức hoạt động của bệnh viện dã chiến.

Ngoài bệnh viện dã chiến, nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố cũng có khu vực cách ly điều trị trường hợp bị nhiễm virus corona. Trong ảnh: khu vực cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cụ thể, sở sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực, cán bộ y tế, phương tiện, trang thiết bị y tế cho các hoạt động khám chữa bệnh. Đồng thời kiểm tra giám sát các hoạt động chuyên môn đảm bảo đúng quy trình chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
Khi cần thiết, Sở Y tế cũng là đầu mối chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn thành phố hỗ trợ khi cần thiết.
Bệnh viện dã chiến có quy mô khoảng 500 giường bệnh với ít nhất 30 giường hồi sức tích cực.
Bệnh viện sẽ có 2 cơ sở hoàn thành trước 15-2.
Cơ sở 1 tại Trường Quân sự thành phố (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi), gồm 300 giường bệnh và phải có ít nhất 20 giường hồi sức tích cực.
Cơ sở 2 ở số 25 đường Phạm Thị Quy, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, gồm 200 giường bệnh và phải có ít nhất 10 giường hồi sức tích cực.

Trường Quân sự TP, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi - nơi dự kiến sẽ xây 1 trong 2 bệnh viện dã chiến đối phó với dịch corona tại TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, số giường bệnh cần trang bị 470 giường, trong giai đoạn đầu có thể sử dụng giường có sẵn trong thời gian chờ mua sắm. Giường hồi sức cần 30 giường, là giường chuyên dụng chưa có sẵn.
Ngoài ra, các trang thiết bị y tế cần thiết cho bệnh viện dã chiến gồm máy thở, monitor, bơm tiêm, X-quang, siêu âm, xét nghiệm… các loại thuốc đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh, vật tư y tế, tiêu hao như trang phục, khẩu trang, găng tay, dây dịch truyền…
Xe cứu thương chống dịch: cần 5 xe (cơ sở 1 trang bị 3 xe, cơ sở 2 cần 2 xe). Hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hệ thống oxy, hút ẩm… cũng phải được đảm bảo
Về nguồn nhân lực, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, chuyên khoa hồi sức đảm bảo cho hoạt động hồi sức tích cực (bệnh nhân nặng) tại bệnh viện dã chiến được điều động từ các bệnh viện thành phố (Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Trưng Vương…).
Bên cạnh đó, nhân lực đảm bảo công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện dã chiến như sàng lọc, chẩn đoán, điều trị cho các bệnh nhân cách ly không nặng sẽ được điều động từ các bệnh viện lân cận như Bệnh viện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp, Nhà Bè, quận 7, quận 4…
Các bệnh viện cấp TP, quận huyện phải có kế hoạch cử nhân sự, phương tiện, trang thiết bị y tế hỗ trợ bệnh viện dã chiến theo phân công của Sở Y tế.
Trường hợp số ca mắc tăng cao vượt quá khả năng của Bệnh viện dã chiến, đề nghị chuyển Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành bệnh viện chuyên tiếp nhận bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp, quy mô tiếp nhận dự kiến khoảng 500 giường.
-
TTO - Báo cáo công bố ngày 14-1 của Đơn vị phân tích kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist cho thấy Việt Nam đang vươn lên nhanh chóng, trở thành trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng giá rẻ.
-
TTO - Hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh bắt đầu thực hiện quy trình giám sát khép kín, mọi người nhập cảnh đều phải được cách ly tối thiểu là 14 ngày hoặc kéo dài hơn.
-
TTO - Đài Loan bác ngay đề xuất thực hiện 'bong bóng tết' với Trung Quốc đại lục giữa nỗi lo tình hình COVID-19 tại tỉnh Hà Bắc tương tự với Vũ Hán năm ngoái.
-
TTO - Nick Út, tác giả bức ảnh 'Em bé Napalm', cho biết ông bị một kẻ lạ mặt tấn công sau khi quyết định nhận Huân chương Nghệ thuật do Tổng thống Trump trao tặng.
-
TTO - Ngày 15-1, Hội đồng Y khoa quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm chủ tịch đã chính thức ra mắt. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có Hội đồng Y khoa quốc gia để đánh giá năng lực y bác sĩ trước khi họ hành nghề chính thức.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận