06/02/2023 06:00 GMT+7

Bệnh vào từ miệng? Ăn thì không tiếc, ngại chi tiền mua bàn chải răng?

Sáng nào chúng ta cũng đánh răng. Có ai tự hỏi xem, cái bàn chải ta dùng có thực sự sạch hay chưa? Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga) chia sẻ những câu chuyện từ nhà tắm, nhà bếp...

- Sáng nào chúng ta cũng đánh răng. Có ai tự hỏi xem, cái bàn chải ta dùng có thực sự sạch hay chưa? Để trong nhà tắm, không gian ẩm ướt, vi khuẩn dễ phát triển, lại gần khu vực vệ sinh, nguy cơ rất cao. Chưa kể, có người dùng... cả năm chưa thay bàn chải.

- Đa phần người Việt dùng đũa. Dân Hàn và Nhật có vẻ thích đũa inox hoặc loại dùng một lần. Việt Nam thì vẫn đũa tre, đũa gỗ (có thể sơn hoặc để mộc). Đũa sau khi rửa cũng thường để nơi có độ ẩm cao, nên có nguy cơ vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Một số loại đũa thì bong tróc lớp sơn cũng có nguy cơ gây độc hại.

- Giẻ rửa bát. Đã bao lâu rồi nhà bạn chưa thay giẻ rửa bát. Khá nhiều lần mình nhìn thấy những chiếc giẻ rửa bát toàn dầu mỡ mà phát sợ. Chỉ rửa bằng tay không, với nước nóng có khi còn an toàn hơn. Nhìn chung, nên thay giẻ hay miếng xốp rửa bát sau mỗi 2-3 tháng.

- Chậu rửa và thớt. Bạn có chắc rằng bề mặt chiếc thớt, nơi bạn thái những miếng thịt luộc, thịt nướng ngon lành không có vi khuẩn. Chậu rửa thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm sống, với thức ăn thừa, dầu mỡ cặn...  là nơi lý tưởng cho vi khuẩn và các loại nấm phát triển.

- Chảo chống dính. Không thể phủ nhận sự tiện lợi của chảo chống dính. Tuy nhiên, với các loại chảo rẻ tiền, kém chất lượng hoặc chảo dùng lâu thì lớp chống dính có thể bị bong ra, khi dùng chảo ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất khí độc hại, có thể ảnh hưởng đến nội tiết.

- Ăn hàng. Không thể phủ nhận sự tiện lợi của việc ăn hàng, nhất là ở các thành phố lớn, khi quỹ thời gian eo hẹp. Việc đòi hỏi bát đũa ở hàng ăn là khó khăn hơn nhiều so với ở nhà mình. Giấy ăn thường dùng loại rẻ tiền. 

Ở đó, đá lạnh thường dùng loại rẻ, quẩy thì ít hàng phở tự làm mà toàn nhập từ những nơi rất đáng ngờ.

Cách giảm thiểu các vấn đề trên như thế nào?

- Nên thay bàn chải đánh răng và giẻ/xốp rửa bát, giẻ lau bàn thường xuyên.

- Nên sử dụng máy rửa bát (mặc dù mới đây có thông tin là hóa chất dùng trong máy rửa bát cũng gây hại), hoặc ít nhất là có chỗ để bảo quản bát đũa thìa khô ráo. Máy sấy bát, đũa cũng rất tốt.

- Nên dùng loại đũa từ tre già hoặc gỗ cau già... Tóm lại là loại khó bị mốc, thi thoảng nên luộc nước sôi, và cũng nên định kỳ 6 tháng thay đũa mới.

- Nên mang theo nước rửa tay khô khi đi ăn hàng. Nếu có thể thì hạn chế dùng đá lạnh, quẩy...  Có giấy ăn mang theo thì tốt hơn, mặc dù những điều này là khó khả thi (!)

- Định kỳ vệ sinh chậu rửa và thớt, cả thớt đồ sống và thớt đồ chín. Có thể dùng nước sôi, dung dịch Betadine loãng. Nhà tôi thường vệ sinh chậu rửa bằng Betadine 10% pha loãng.

- Chỉ nên dùng chảo chống dính của các nhãn hiệu uy tín, xuất xứ rõ ràng. Sau 2 năm hoặc khi lớp chống dính có dấu hiệu bong tróc thì nên thay chảo. Có thể xem xét việc dùng chảo thép, chảo gang... thay thế.

- Ngoài đánh răng thì nên súc miệng ngày 2-3 lần bằng nước muối sinh lý, dung dịch súc miệng sát khuẩn hoặc dung dịch Betadine 1% pha loãng, để hạn chế sự phát triển của các mầm bệnh trong khoang miệng.

Nội soi lấy ruột bút bi và bàn chải trong dạ dày nam bệnh nhânNội soi lấy ruột bút bi và bàn chải trong dạ dày nam bệnh nhân

TTO - Ngày 25-2, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ xác nhận, êkip nội soi vừa nội soi can thiệp lấy dị vật “khủng” là thân bàn chải đánh răng và ruột bút bi trong dạ dày một nam bệnh nhân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên