27/09/2023 15:46 GMT+7

Bệnh nhân tai biến, đột quỵ vẽ tranh: Những câu chuyện của hành trình phục hồi

Có mặt tại buổi triển lãm tranh của bệnh nhân ở Bệnh viện An Bình (TP.HCM), chị Đoàn Nguyên Thùy nhìn thật lâu những bức tranh của tác giả Phạm Minh Đức. Anh Đức là chồng chị, đã qua đời năm 2019 sau khi bị tai biến mạch máu não và ung thư.

Chị Đoàn Nguyên Thùy xúc động khi nhìn lại những bức tranh do chồng mình - anh Phạm Minh Đức - vẽ bằng tay trái khi còn sống. Trước khi phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4 (và qua đời sau đó), anh Phạm Minh Đức từng bị tai biến mạch máu não 10 năm - Ảnh: XUÂN MAI

Chị Đoàn Nguyên Thùy xúc động khi nhìn lại những bức tranh do chồng mình - anh Phạm Minh Đức - vẽ bằng tay trái khi còn sống. Trước khi phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4 (và qua đời sau đó), anh Phạm Minh Đức từng bị tai biến mạch máu não 10 năm - Ảnh: XUÂN MAI

Sáng 27-9, Bệnh viện An Bình (TP.HCM) tổ chức chương trình triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Mang ý nghĩa vào cuộc sống”. Có 59 tác phẩm của 36 tác giả là các bệnh nhân đang điều trị phục hồi mất ngôn ngữ sau đột quỵ, chấn thương sọ não, xuất huyết não, gặp vấn đề giao tiếp, suy giảm trí nhớ...

Mỗi bức tranh này chứa đựng những câu chuyện cá nhân đầy cảm xúc, là một phần hành trình phục hồi. Mỗi nét vẽ, đường cọ, sự giao thoa các mảng màu chính là sự kiên trì, nỗ lực, khát vọng được sống và sống thật ý nghĩa trong khoảng đời còn lại.

Có mặt tại buổi triển lãm tranh, chị Đoàn Nguyên Thùy (ngụ quận 5, TP.HCM) ngắm nhìn thật lâu ba bức tranh của tác giả Phạm Minh Đức, được vẽ từ năm 2015 đến 2018. Đây là người chồng quá cố của chị, đã qua đời vào năm 2019 vì mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 sau 4 tháng phát hiện.

Chị Thùy tâm sự trước khi mắc bệnh ung thư phổi, chồng mình bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người bên phải khoảng 10 năm. Lúc bấy giờ, anh Đức đi tập vật lý trị liệu, sau đó tham gia lớp hội họa tại Bệnh viện An Bình.

Vì liệt nửa người bên phải nên chồng vẽ bằng tay trái. Sau một thời gian, sức khỏe của anh Đức dần khả quan, nhưng biến cố tiếp tục ập đến và anh đã qua đời sau 4 tháng phát hiện ung thư phổi. "Tôi thích nhất bức chồng vẽ về gia đình. Tôi cũng muốn xin bệnh viện một bức về làm kỉỷ niệm cho các con", chị Thùy xúc động nói.

Tại buổi triển lãm, ông Hồ Hải Trường Giang - giám đốc Bệnh viện An Bình - cho biết lớp hội họa - giao tiếp đã hoạt động xuyên suốt từ năm 2013, chỉ gián đoạn trong đại dịch COVID-19. Lớp mở vào mỗi thứ sáu hằng tuần, dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và các bạn sinh viên Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật TP.HCM.

Những tác giả của các tác phẩm nghệ thuật trong buổi triển lãm rất đặc biệt, đó là những bệnh nhân sau cơn bạo bệnh, tai biến, chấn thương não, sa sút trí tuệ... 

"Chúng ta khi bệnh tật, dù nặng đến đâu nhưng khi có nỗ lực, ý chí đều có thể làm được những điều phi thường. Tôi rất ngưỡng mộ bệnh nhân, chưa chắc người khỏe mạnh bình thường vẽ được bức tranh đẹp như thế", ông Giang nói.

Dưới đây là hình ảnh buổi triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Mang ý nghĩa vào cuộc sống" do chính bệnh nhân đột quỵ, tai biến mạch máu não, người gặp vấn đề giao tiếp... vẽ tại Bệnh viện An Bình:

Bệnh viện An Bình bất ngờ tặng chị Đoàn Nguyên Thùy bức ảnh chụp anh Phạm Minh Đức (chồng chị Thùy) đang vẽ tranh bằng tay trái lúc còn sống - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh viện An Bình bất ngờ tặng chị Đoàn Nguyên Thùy bức ảnh chụp anh Phạm Minh Đức (chồng chị Thùy) đang vẽ tranh bằng tay trái lúc còn sống - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh nhân được người nhà đưa đến buổi triển lãm ngắm nhìn bức tranh do chính tay mình vẽ - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh nhân được người nhà đưa đến buổi triển lãm ngắm nhìn bức tranh do chính tay mình vẽ - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh nhân Lê Cao Nguyên cùng ông Hồ Hải Trường Giang - giám đốc Bệnh viện An Bình - và người thân chụp ảnh kỷ niệm những bức tranh do chính bệnh nhân vẽ trong thời gian điều trị sau tai biến mạch máu não tại Bệnh viện An Bình - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh nhân Lê Cao Nguyên cùng ông Hồ Hải Trường Giang - giám đốc Bệnh viện An Bình - và người thân chụp ảnh kỷ niệm những bức tranh do chính bệnh nhân vẽ trong thời gian điều trị sau tai biến mạch máu não tại Bệnh viện An Bình - Ảnh: XUÂN MAI

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - chủ tịch Hội Y học TP.HCM - rất tâm đắc trước những tác phẩm của bệnh nhân đột quỵ, chấn thương sọ não... - Ảnh: XUÂN MAI

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - chủ tịch Hội Y học TP.HCM - rất tâm đắc trước những tác phẩm của bệnh nhân đột quỵ, chấn thương sọ não... - Ảnh: XUÂN MAI

Lớp học vẽ đặc biệt tại Bệnh viện An Bình dành cho bệnh nhân từng bị đột quỵ, chấn thương sọ não, xuất huyết não... để kích thích não bộ của họ phát triển, phục hồi chức năng vận động, giao tiếp và tư duy, thêm nhiều niềm vui, hy vọng trong cuộc sống - Ảnh: XUÂN MAI

Lớp học vẽ đặc biệt tại Bệnh viện An Bình dành cho bệnh nhân từng bị đột quỵ, chấn thương sọ não, xuất huyết não... để kích thích não bộ của họ phát triển, phục hồi chức năng vận động, giao tiếp và tư duy, thêm nhiều niềm vui, hy vọng trong cuộc sống - Ảnh: XUÂN MAI

Dồn nhiều tâm huyết cho lớp hội họa - giao tiếp

Tiến sĩ Lê Khánh Điền - phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ trị liệu châu Á - Thái Bình Dương, trưởng khoa phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình - chia sẻ ông cùng với tất cả y bác sĩ bệnh viện đã dồn nhiều tâm huyết để thành lập và duy trì một lớp vẽ đặc biệt từ nhiều năm nay, đó là lớp hội họa - giao tiếp.

"Có những bức tranh đôi khi đẹp không ở giá trị nghệ thuật, mà vẻ đẹp đó ở ý chí, nghị lực bệnh nhân muốn gửi gắm trong từng đường cọ, từng mảng màu", tiến sĩ Khánh Điền chia sẻ.

Khi người đột quỵ học vẽ để phục hồiKhi người đột quỵ học vẽ để phục hồi

TTO - Mỗi thứ sáu hằng tuần, những người từng đột quỵ, chấn thương não... lại được đến 'lớp' hội họa giao tiếp. Hân hoan, đồng cảm và dần lấy lại chức năng vận động là những điều quý giá mà lớp học này đã mang lại cho người bệnh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên