Phiên thảo luận ‘Chung tay hành động’ tại Hội nghị phát triển bền vững 2024. Ảnh: Thanh Thanh.
Giải pháp cho những thách thức của nông nghiệp Việt Nam
Tuy có thế mạnh rõ ràng nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, vấn đề phát thải, quản lý tài nguyên nước, việc cải thiện chất lượng, sản lượng...
Suốt nhiều năm qua, chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp luôn nỗ lực để giải quyết những vấn đề cấp bách, đảm bảo sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam trong xu thế toàn cầu.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, trong 30 năm qua, Bayer là một trong những doanh nghiệp cùng đồng hành cùng các cơ quan ban ngành trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xanh.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tại Việt Nam, ông Ingo Brandenburg - tổng giám đốc Bayer Việt Nam -cho biết doanh nghiệp mang đến các giải pháp phù hợp với thị trường Việt Nam thuộc hai lĩnh vực chính là giải phát bảo vệ thực vật và giống, nhằm giúp nông dân vượt qua những thách thức do biến đổi khí hậu đặt ra, đạt được nền nông nghiệp sinh lời và đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
Ông chia sẻ một số thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được tại Việt Nam như giải pháp xử lý hạt giống giúp bảo vệ hạt lúa đầu vụ khỏi nấm đạo ôn, cải thiện năng suất và giảm việc sử dụng thuốc trừ bệnh.
Hay như giải pháp thuốc trừ bệnh sinh học giúp bảo vệ nhiều loại cây trồng đa dạng, giảm thiểu tác động đến môi trường và kiểm soát hiệu quả dư lượng trong nông sản.
Những giải pháp này nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, đáp ứng các yêu cầu khắt khe để xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới.
Về lĩnh hạt giống, công ty giới thiệu đến nhà nông Việt Nam các giống ngô lai cải tiến, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, chống chịu các điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh đã cho thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đáng chú ý nhất là sáng kiến bền vững Bayer ForwardFarming đã được ra mắt tại Việt Nam vào tháng 9-2023. Đây là sáng kiến toàn cầu chú trọng ba nội dung chính: Giải pháp cho cây trồng, Bảo vệ môi trường và con người, Hợp tác cùng phát triển.
Cụ thể, trong mùa vụ đầu tiên, nhờ áp dụng phương pháp canh tác bền vững, nhà nông đã giảm tỉ lệ hạt giống 30 % và giảm sử dụng thuốc diệt cỏ; tăng năng suất (kg/ha) thêm 13% và tỉ lệ lợi nhuận trên thu nhập tăng 46%.
Bên cạnh đó, dự án ForwardFarming đã triển khai nhiều chương trình tập huấn cho nông dân về kỹ thuật canh tác bền vững nhằm giảm khí thải và đảm bảo sử dụng có trách nhiệm và an toàn các sản phẩm bảo vệ thực vật.
Trong đó, 500 nữ nông dân còn được tập huấn về các chủ đề sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình, đồng thời nhấn mạnh vai trò then chốt của phụ nữ trong nông nghiệp và cộng đồng.
Bayer cũng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan chính trong chuỗi giá trị. Sự hợp tác này thúc đẩy chuyên môn và nguồn lực được chia sẻ để mở rộng phạm vi tiếp cận và tối đa hóa tác động tích cực trong cộng đồng nhà nông.
‘Người người khỏe mạnh, Nhà nhà ấm no’
Theo ông Ingo Brandenburg, mục tiêu phát triển bền vững của Bayer gắn liền với tầm nhìn ‘Người người khỏe mạnh, Nhà nhà ấm no’, phù hợp với định hướng của Liên hiệp quốc (UN SDGs).
Bayer Việt Nam tập trung vào ba yếu tố cốt lõi là tăng trưởng toàn diện; tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội đảm như bảo an ninh lương thực, cải thiện tiếp cận chăm sóc sức khỏe, trao quyền cho phụ nữ; và giảm dấu chân carbon.
Doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu phát triển bền vững bằng các chương trình hành động liên tục, nhất quán, nhấn mạnh vào việc hợp tác liên kết với các bên để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói trên, doanh nghiệp còn chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao nhận thức và kiến thức về phòng ngừa và điều trị bệnh cho cộng đồng, thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ.
Tại Việt Nam, tập đoàn đã hợp tác cùng các chuyên gia y tế triển khai nhiều chương trình Tư vấn Sức khỏe giúp cung cấp cho cộng đồng những kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu, với nhiều chủ đề quan trọng đã triển khai như: phòng ngừa đột quỵ, các bệnh về mắt, tim mạch, chăm sóc sức khỏe phụ nữ… bằng cách sử dụng các nền tảng đa dạng.
Cùng với đó, nhằm góp phần nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người dân, từ tháng 12-2023 đến tháng 03-2024, Bayer Việt Nam đã trao tặng gần hai triệu hộp viên sủi vitamin và khoáng chất cho cộng đồng thông qua các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo tại 49 tỉnh thành khắp cả nước.
Ông Ingo Brandenburg, tổng giám đốc Bayer Việt Nam, phát biểu tại sự kiện - Ảnh: Thanh Thanh
Về những con số mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp đã thiết lập định hướng rõ ràng cho chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đầu tư vào hiệu quả năng lượng.
Trên toàn cầu, tập đoàn cam kết giảm 30% tác động môi trường của các sản phẩm bảo vệ cây trồng và cải thiện 25% hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp.
Trong quá trình vận hành, các hoạt động của doanh nghiệp cũng dần dần chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới quy trình, cơ sở vật chất và công nghệ xây dựng hiệu quả hơn, tối ưu hóa hệ thống quản lý năng lượng.
Bayer đặt mục tiêu giảm 42% lượng khí nhà kính phát thải của riêng mình vào năm 2030 và giảm 12,3% phát thải trong chuỗi cung ứng của mình.
Những con số và mục tiêu này không chỉ phản ánh nỗ lực của Bayer trong việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường mà còn cho thấy sự cam kết dài hạn của tập đoàn trong việc thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam và toàn cầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận