Họa sĩ Văn Dương Thành bên bức ký họa Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẽ tặng bà vào năm 1999. Triển lãm đang diễn ra tại Bào tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Là ghi chép nên Văn Dương Thành rất chú trọng ghi ngày, giờ, địa điểm vẽ và không quên xin chữ ký của đại tướng vào các ký họa đó.
Họa sĩ vẽ đại tướng nhưng ấn tượng với tôi lại là một bức tranh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẽ tặng họa sĩ. Như thế, sau khi ngồi làm mẫu lâu, mỏi quá thì “người mẫu” vung bút, vẽ lại họa sĩ. Một bức xuất thần. Một “nhát” cực đẹp tuy chỉ là ký họa nhưng thật ra hơn thế. Đó là một bức tranh.
Chỉ với một bức nhưng người xem thấy được thêm tài hoa của đại tướng, một người cầm quân, một nhà chính trị nhưng lại là người yêu văn hóa nghệ thuật. Hơi bất ngờ vì trước đây người ta chỉ biết ông thích chơi dương cầm chứ không nghĩ đại tướng có thể vẽ.
Không nên bắt đại tướng làm họa sĩ và chắc hẳn ông cũng không muốn mọi người gọi mình là họa sĩ Võ Nguyên Giáp cho dù đây là một bức ký họa rất đẹp, phóng khoáng, tung tẩy, chấm phá đậm nhạt đầy nhịp điệu và hay nhất là rất giống Văn Dương Thành.
Cũng từ triển lãm này có thể nghĩ tới một triển lãm trong tương lai với ý tưởng các họa sĩ vẽ chân dung đại tướng. Chắc chắn với một cốt cách như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó hẳn sẽ là một cuộc trình diện phong phú và nhiều cảm xúc.
Đương nhiên các họa sĩ, người duyệt tranh, người tổ chức triển lãm và người xem phải hiểu một điều căn cốt của nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng: vẽ chân dung là sáng tạo chứ không phải sao chép mẫu, sao chép hiện thực một cách máy móc, thô sơ.
Nếu chỉ dừng lại ở sự sao chép thì cho dù giống nguyên mẫu thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là bài tập tư liệu thôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận