07/10/2013 18:14 GMT+7

Bảo vệ môi trường: Kiểm tra nhiều- hiệu quả ít

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Ngày 7-10, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã tổ chức Hội thảo góp ý cho dự án luật Bảo vệ Môi trường.

Ông Trần Minh Khiêm, Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân phản ánh: hiện nay các cơ sở gây ô nhiễm có đủ cách né tránh, đối phó với cơ quan nhà nước. Cơ sở gây ô nhiễm, mình cắt điện thì họ câu điện nhà kế bên. Mình xuống kiểm tra thì họ đào đường ngầm dưới đất để câu điện từ hàng xóm. Ở ngoài họ khóa cửa, ở trong họ bí mật sản xuất”. Ông Khiêm đề xuất nên thành lập lại đội thanh tra môi trường ở các quận huyện để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Theo ông Phạm Quốc Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn, nên xây dựng luật thế nào đừng để những vụ gây ô nhiễm môi trường cực lớn thì không xử, còn những vi phạm nhỏ không đáng thì lại phạt rất nặng. “Chẳng hạn như công nhân lỡ tay bỏ cái bóng đèn hỏng hay bình acquy vào bọc rác thải sinh hoạt là doanh nghiệp bị phạt từ 50-100 triệu đồng thì rất bất nhẫn”- ông Tài dẫn chứng. Cũng theo ông Tài, dự thảo luật quy định số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là 2 lần/ năm đối với một dự án, cơ sở sản xuất là phù hợp. “Thực tế, doanh nghiệp bị các đoàn kiểm tra tới “thăm hỏi” thường xuyên, mỗi năm ít nhất trên chục đoàn. Tổ chức nhiều đoàn kiểm tra như thế mà hiệu quả bảo vệ môi trường không đạt được là bao dễ gây mất lòng tin”- ông Tài nói.

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP đặt vấn đề: Nếu một doanh ngiệp làm 2 hệ thống sổ sách để đối phó quản lý nhà nước, nếu bị phát hiện thì người đứng đầu doanh nghiệp bị xử lý. Nhưng doanh nghiệp xây dựng 2 hệ thống xử lý nước thải, một để đối phó đoàn kiểm tra, một để vận hành thường xuyên thì khi bị phát hiện cũng không bị gì cả. Trước đây chúng ta cứ cãi nhau chuyện Vedan xả thải có xử được không. Nhiều người cứ nói là pháp nhân thì không xử được. Nhưng đó là ta quên rằng mỗi pháp nhân đều có người đại diện pháp luật cho pháp nhân đó . Rồi chuyện công ty dệt nhuộm mà lại xây dựng ngay đầu nguồn nước- đây không còn là trách nhiệm riêng của ngành môi trường mà căn nguyên là ta đã cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp ở khu vực đó. Tôi cho rằng bất cập lớn nhất hiện nay là bất cập trong tổ chức thực hiện luật là chính chứ không phải là thiếu luật”.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Bảo vệ môi trường: Mạnh tay với doanh nghiệp vi phạmVi phạm bảo vệ môi trường: Xử phạt nửa vờiBảo vệ môi trường: từ những việc rất nhỏ

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên