Nghệ sĩ biểu diễn ví giặm trên sân khấu nổi ở Bảo tàng Áo dài - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Ngày hội di sản là hoạt động cộng đồng đầu tiên của Bảo tàng Áo dài được tổ chức thích ứng với cuộc sống bình thường mới sau đại dịch COVID-19.
Bà Huỳnh Ngọc Vân - giám đốc Bảo tàng Áo dài - cho biết đây là một hoạt động thiết thực góp phần cùng TP.HCM kích cầu du lịch nội địa. Các hoạt động được tổ chức riêng lẻ ở nhiều địa điểm tránh tập trung đông người, đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch.
Điểm nhấn của ngày hội là phần giao lưu, trình diễn dân ca, ví giặm, quan họ, đờn ca tài tử... giúp khán giả, nhất là khán giả trẻ, hiểu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Nghệ nhân ưu tú Hồng Oanh chia sẻ với Tuổi Trẻ Online: "Chúng ta tự hào là đất nước có nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với người Việt Nam, việc mang văn hóa của quê hương đi gieo ở những nơi mình sinh sống, lan tỏa với lớp trẻ để gìn giữ hồn thiêng, tâm tư, tình cảm của cha ông để lại không chỉ là trách nhiệm của mỗi nghệ nhân mà còn của bất kỳ ai để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc".
Tiến sĩ Lê Hồng Phước - phó trưởng khoa ngữ văn Pháp, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - trình diễn, giao lưu đờn ca tài tử - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Dịp này, Bảo tàng Áo dài cũng tổ chức tiếp nhận hiện vật là áo dài của các nhà giáo và nhà hoạt động văn hóa có nhiều đóng góp cho xã hội như áo dài của tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, Mã Thanh Cao - nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận