Tương tự suy nghĩ của bạn đọc Thanh Vân, phần lớn ý kiến đều đồng tình có ba yếu tố tác động đến bản tính và hành động của con người, đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, để hình thành một nhân cách tốt, gia đình là nền tảng đầu tiên rồi sau đó mới đến nhà trường và rộng hơn là xã hội.
Ủng hộ ý kiến này, bạn đọc Ngọc Được viết: “Gieo mầm thiện cho trẻ con trong mỗi gia đình như chủng ngừa bệnh ác. Gia đình tốt, nhà trường tốt sẽ tương tác để có xã hội tốt, biết làm lành lánh dữ...”.
Tuy nhiên, cũng có một số bạn đọc cho rằng cái sâu xa dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực bắt nguồn từ xã hội. Một xã hội nặng về vật chất, hình thức, sống khoa trương, cá nhân... sẽ là tác nhân đưa đẩy con người vào con đường tội lỗi.
Phải làm một cái gì đó để chặn đứng việc con người đối xử ác với nhau? Nhiều bạn đọc tán thành đề nghị của bạn đọc Thanh Vân: “Đã đến lúc chúng ta cần giải mã vấn đề, truy lùng căn nguyên hiện tượng “giết người như chơi” này, đồng nghĩa chặn đứng mối hiểm họa, tội lỗi... hơn là điều tra, xử lý”.
Đi tìm giải pháp đẩy lùi cái ác, bạn đọc Hoàng Vinh đề nghị: “Có lẽ nên dịch và xuất bản những tác phẩm nghiên cứu tội phạm học trên thế giới để nhiều người đọc”. Còn bạn đọc Nguyễn Công Thụ bổ sung: “Nếu cuộc sống này có thêm những câu chuyện chuẩn mực, các bài học về nhân cách, lối sống, đạo lý, tình thương... chắc hằng ngày chúng ta ít thấy những chuyện đau lòng xảy ra”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận