24/10/2018 14:40 GMT+7

Bạn đọc đề xuất 4 giải pháp ngăn 'ma men' lái xe ra đường

TRỊNH MINH GIANG (Thủ Đức)
TRỊNH MINH GIANG (Thủ Đức)

TTO - Theo bạn đọc Trịnh Minh Giang (Thủ Đức, TP.HCM), mặc dù đã có mức phạt về vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển xe, nhưng xem ra chưa đủ sức răn đe, cảnh báo chung.


Bạn đọc đề xuất 4 giải pháp ngăn ma men lái xe ra đường - Ảnh 1.

Lực lượng cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng triển khai kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông - Ảnh: Đoàn Cường

Sau đây là đề xuất một số giải pháp nhằm trị tận gốc nạn lái xe say xỉn của bạn đọc này.

"Quy định xử phạt về vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ôtô hiện nay là khá cao trong các khung xử phạt vi phạm về an toàn giao thông, nhưng xem ra vẫn chưa đủ sức răn đe, cảnh báo chung.

Uống một lon bia cũng có thể bị phạt. Người lái ôtô có "hơi men" trong người, nguy cơ rủi ro có thể rất lớn, không chỉ cho bản thân người lái, người ngồi trên ôtô mà còn nhiều người khác. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt có thể đến 18 triệu đồng kèm hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-6 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn mang tâm lý "uống chút đỉnh chắc không sao". Uống vào dù không say nhưng vẫn làm hạn chế nhận thức nhất định, giảm tỉnh táo, nhất là gây buồn ngủ. Trong một số vụ tai nạn, người lái xe gây tai nạn có dấu hiệu uống rượu bia nhưng thường họ tránh mặt khỏi hiện trường. 

Khi họ trình diện, nồng độ cồn trong máu đã không còn như lúc xảy ra vụ việc. 

Trên đường, nhiều nơi có trạm cảnh sát giao thông nhưng không phải nơi nào cũng kiểm tra nồng độ cồn và trong nhiều trường hợp, nếu xe không có dấu hiệu vi phạm khác, cảnh sát giao thông cũng không dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Như vậy, có nhiều người vi phạm về nồng độ cồn nhưng "thoát" bị kiểm tra, xử lý.

Mức phạt hiện nay, tôi cho rằng chưa đủ mạnh. Xin đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng mức độ xử phạt vi phạm về nồng độ cồn thay vì tất cả chỉ có 2-3 mức xử phạt như hiện nay. Đối với người điều khiển ôtô cũng nên có từ 5-6 mức xử phạt.

Thứ hai, các hình thức phạt bổ sung cần nghiêm hơn. Hiện nay, theo quy định, việc bị tước giấy phép lái xe tối đa chỉ trong 6 tháng là chưa đủ nghiêm, có thể tăng lên 18 tháng và mức thấp nhất cũng nên là 3 tháng. Ngoài ra, cần có thêm các hình thức tăng nặng, như không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn, có lời lẽ, hành vi không đúng mực nhưng không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...

Thứ ba, bổ sung các hình thức xử phạt mới. Như ở một số nước, vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, dù chưa gây ra hậu quả. 

Chẳng hạn, lái xe khi có nồng độ cồn "vượt khung", hoặc có nồng độ cồn cao kèm theo chạy quá tốc độ quy định hay có vi phạm khác cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Ngoài ra, có thể có hình phạt lao động công ích và một số hình thức chế tài khác như xử lý về mặt cán bộ công chức, kiểm điểm tại nơi cư trú...

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, xử lý nồng độ cồn. Lực lượng cảnh sát giao thông cần có các thiết bị kiểm tra phù hợp, chính xác... 

Quá trình kiểm tra nếu phát hiện những vi phạm có liên quan tới vi phạm nồng độ cồn, cần ghi nhận đầy đủ để có thể tăng hình thức xử phạt. Đồng thời, cần xử lý nghiêm các hành vi chống người thi hành công vụ, kể cả việc lạm dụng việc kiểm tra để nhũng nhiễu..."

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, làm cách nào để trị tận gốc nạn lái xe say xỉn?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Đã uống rượu bia thì không lái xe

Diễn đàn "Đã uống rượu bia thì không lái xe" do báo Tuổi Trẻ và Ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức với sự đồng hành của Heineken Việt Nam khởi đăng trên Tuổi Trẻ từ ngày 23-10-2018 đến 15-11-2018.

Tuổi Trẻ trân trọng kính mời bạn đọc chia sẻ ý kiến, câu chuyện, hình ảnh liên quan đến thực trạng tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia. Có thể là câu chuyện của bạn - người trong cuộc, những câu chuyện nghề lái xe và những tai nạn liên quan đến bia rượu. Có thể là câu chuyện đầy tâm trạng âu lo về giao thông khi bạn chờ người thân tiệc tùng quá khuya chưa về... Và những đề xuất của bạn về việc "uống có trách nhiệm" để an toàn về nhà cùng những đề xuất kéo giảm tai nạn giao thông do rượu bia.

Tin, bài diễn đàn sẽ đăng tải trên Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Online, Truyền hình Tuổi Trẻ. Bài, ảnh cộng tác xin gửi đến email phucdien@tuoitre.com.vn, hoặc trang GÓC NHÌN BẠN ĐỌC, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Trân trọng.

TUỔI TRẺ

Lái xe say rượu: khi nào bị tù, khi nào bồi thường? Lái xe say rượu: khi nào bị tù, khi nào bồi thường?

TTO - Tai nạn giao thông liên quan rượu bia một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa.

TRỊNH MINH GIANG (Thủ Đức)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên