20/06/2023 07:22 GMT+7

Bạn có đang mắc chứng rối loạn hình thể?

Rối loạn hình thể có những điểm giống với chứng rối loạn ăn uống và cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm.

Bạn có đang mắc chứng rối loạn hình thể? - Ảnh 1.

Rối loạn hình thể là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ và nhìn nhận về hình thức, cơ thể, vóc dáng của họ - Ảnh: GETTY

Ước tính có khoảng hàng triệu người trên khắp thế giới mắc chứng rối loạn hình thể. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm so sánh ngoại hình bản thân với người khác, bận tâm tới mức tự ti, chán ghét ngoại hình của mình.

Người mắc chứng này luôn cảm thấy mình không xinh đẹp như người khác. Theo Insider, rối loạn hình thể có những điểm giống với chứng rối loạn ăn uống và cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm. 

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu và lạm dụng chất kích thích cũng là những bệnh tương tự và khá phổ biến.

Các dấu hiệu của chứng rối loạn hình thể

Quá bận tâm đến một khuyết điểm nhỏ

Một nốt mụn trên mặt, một vết sẹo do bỏng pô xe, một gương mặt có xương hàm vuông... đối với hầu hết mọi người chỉ là những vấn đề rất nhỏ, thậm chí chẳng ai chú ý đến. Nhưng nếu một người mắc chứng rối loạn hình thể thì đó là vấn đề vô cùng lớn. Người đó sẽ dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về "khiếm khuyết", luôn tự ti và cố gắng che giấu chúng.

Luôn cho rằng bản thân không xinh đẹp

Người mắc chứng này sẽ không bao giờ hài lòng với sắc vóc của bản thân, luôn thấy mình không xinh đẹp như người khác. Họ liên tục so sánh ngoại hình với người khác và sợ người khác chê bai ngoại hình của mình.

Cố gắng sửa chữa hoặc che giấu khuyết điểm

Trang điểm đậm, xăm mình thật nhiều để che sẹo, nghiện phẫu thuật thẩm mỹ, và cho dù có sửa bao nhiêu lần thì người đó vẫn nghĩ rằng họ xấu.

Nguyên nhân gây chứng rối loạn hình thể

Giống như nhiều chứng bệnh khác, chứng rối loạn hình thể có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Một số người có thể dễ mắc chứng rối loạn cơ thể do di truyền. Trong một nghiên cứu nhỏ năm 2013 của Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một gene cụ thể xuất hiện thường xuyên hơn ở những người mắc chứng rối loạn hình thể.

Trải nghiệm ấu thơ hoặc môi trường sống với việc đề cao ngoại hình cũng góp phần gây ra chứng rối loạn hình thể. Chẳng hạn một cô bé thường xuyên nghe lời bình phẩm về sắc vóc của một người và sự thành công của người đó nhờ vào nhan sắc thì sẽ có xu hướng ám ảnh và muốn mình xinh đẹp không tì vết.

Mọi người thuộc mọi giới tính, nhân khẩu học và độ tuổi đều có thể mắc chứng rối loạn hình thể. Tuy nhiên, nhóm có nguy cơ cao hơn bao gồm: tuổi từ 14 đến 25, LGBTQ+ , có tiền sử ăn kiêng.

Làm gì để thoát khỏi chứng rối loạn hình thể?

Một người có thể khắc phục chứng rối loạn hình thể bằng cách tìm kiếm liệu pháp nhắm mục tiêu, dùng thuốc và kỹ thuật để thay thế hành vi có hại. Chẳng hạn như tìm kiếm niềm vui, niềm đam mê khác để khiến mình bận rộn hơn.

Nếu trong gia đình có người thân đang vật lộn với chứng rối loạn hình thể, bạn có thể giúp họ bằng nhiều cách như: đồng cảm, lắng nghe những lo lắng của họ về cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc của họ xung quanh hành vi đó. Tránh phán xét hoặc xác định mối quan tâm của họ là không hợp lý...

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ: Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong can thiệp điều trịTrẻ rối loạn phổ tự kỷ: Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong can thiệp điều trị

Ngày 2-4, thế giới và Việt Nam đồng lòng hướng về người rối loạn phổ tự kỷ, đặc biệt là trẻ em tự kỷ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên