06/06/2024 14:32 GMT+7

Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lừa 35.824 trái chủ, thu 30.081 tỉ đồng ra sao?

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền tại Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan cùng 33 người khác.

Bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa chiều 15-3 - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa chiều 15-3 - Ảnh: HỮU HẠNH

Theo kết luận điều tra, năm 2018, Ngân hàng SCB trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra, việc xin cấp tín dụng từ Ngân hàng SCB gặp nhiều khó khăn, kèm theo tình hình nợ xấu kéo dài.

Khoảng tháng 8-2018, bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã họp với một số lãnh đạo Ngân hàng SCB, Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đề ra chủ trương sử dụng Công ty An Đông và các công ty khác phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động tiền từ người dân để xử lý khó khăn tài chính cho Ngân hàng SCB.

Trên cơ sở đó, các nhân sự chủ chốt của SCB, TVSI, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và tổ chức phát hành đã họp bàn, lên phương án tạo lập trái phiếu và thông qua Công ty chứng khoán TVSI và Ngân hàng SCB phát hành và chào bán cho người dân với lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB.

Cụ thể, nhóm này thành lập các công ty "ma" phục vụ cho các hoạt động tài chính của tập đoàn (vay vốn, phát hành trái phiếu, mua bán, chuyển nhượng cổ phần, tài sản... đến ngày khởi tố vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 1.470 công ty và gần 1.800 cá nhân đứng tên thành lập doanh nghiệp, đứng tên khoản vay, cổ phần, tài sản, ký khống tài liệu chứng từ).

Sau khi được thành lập, các công ty "ma" sẽ được lựa chọn, đưa vào sử dụng cho các hoạt động tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Trong đó, có 656 công ty được sử dụng để vay tiền SCB, 85 công ty được thành lập để chuyển tiền từ Việt Nam đi nước ngoài; 63 công ty nhận tiền từ các công ty nước ngoài chuyển về Việt Nam thông qua Ngân hàng SCB; gần 50 công ty được sử dụng để tạo lập, phát hành trái phiếu và hàng trăm công ty khác được thành lập cho các mục đích khác như mua tài sản, đứng tên dự án, cơ cấu lại sở hữu cổ phần giữa các công ty, chuyển nhượng cổ phần, tài sản cho các cá nhân theo mục đích của bà Trương Mỹ Lan.

Từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Công ty chứng khoán TVSI, Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng bốn công ty phát hành 25 mã trái phiếu "khống", không có tài sản đảm bảo, gồm: Công ty An Đông (3 mã năm 2018, 2019), Công ty Quang Thuận (1 mã năm 2018), Công ty Sunny World (1 mã năm 2018) và Công ty Setra (20 mã năm 2020) với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu, để lừa bán cho các nhà đầu tư, thu về 30.869 tỉ đồng.

Tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho các trái chủ mà các đối tượng đã rút tiền, và sử dụng toàn bộ số tiền huy động được từ bán trái phiếu cho các mục đích khác, dẫn đến không có đủ nguồn tiền để đảm bảo chi trả gốc và lãi đến hạn cho các trái chủ.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án ngày 7-10-2022, bốn công ty nêu trên còn dư nợ 30.081 tỉ đồng của 35.824 trái chủ, không có khả năng thanh toán.

Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỉ USD qua biên giớiBà Trương Mỹ Lan chỉ đạo vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng đồng phạm thông qua các hợp đồng khống để chuyển ra nước ngoài 1,5 tỉ USD và chuyển 3 tỉ USD từ nước ngoài về Việt Nam trái pháp luật.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên