![]() |
Đài Loan vừa tổ chức các đoàn truyền thông đưa tin về hoạt động của tàu tuần duyên Xinbei 2.000 tấn của mình ra biển Đông hôm 30-3. Các hoạt động này, cũng như hoạt động của các đội tàu Trung Quốc, hiện được “quảng bá” ầm ĩ - Ảnh: Reuters |
“Chúng ta có lợi ích chung trong việc xây dựng cộng đồng và hiện thực hóa APSC” - Brunei Times trích lời đại tá Dato Paduka Azmansham Mohammad, đại diện của Brunei, nói.
“Chúng ta đã có một năm đầy thách thức” - đại tá Dato Azmansham, người đóng vai trò chủ tịch ADSOM, thừa nhận. Trong năm 2012 Campuchia làm chủ tịch ASEAN, ASEAN liên tục gặp các bất đồng liên quan tới vấn đề biển Đông. Một loạt hội nghị cấp cao của ASEAN đã không thể thống nhất được tuyên bố cuối cùng.
Theo Brunei Times, hai sáng kiến về chương trình tương tác quốc phòng và khung hỗ trợ về hậu cần đã được phát triển trong năm vừa rồi để thúc đẩy hợp tác giữa các nước. Theo thông cáo của hội nghị, các đại biểu ADSOM sẽ thảo luận việc chuẩn bị Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN 7 (ADMM) và Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus) lần lượt diễn ra ở Bandar Seri Begawan vào các ngày 6, 7-5 và 29-8 sắp tới.
TTXVN nói hội nghị ADSOM có sự tham dự của thứ trưởng/tổng thư ký Bộ Quốc phòng các nước thành viên ASEAN và đại diện Ban thư ký ASEAN. Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu.
Hội nghị đã nghe báo cáo cập nhật tiến trình triển khai các sáng kiến của ADMM gồm hợp tác giữa các tổ chức quốc phòng và các tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, thiết lập mạng lưới các trung tâm GGHB các nước ASEAN và hợp tác công nghiệp quốc phòng các nước ASEAN.
Hội nghị bày tỏ sự hài lòng với kết quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực của ADMM thời gian qua. Trên cơ sở những tiến triển tích cực đó, trưởng đoàn các nước đã trao đổi và thảo luận về các sáng kiến hợp tác mới gồm thiết lập chương trình giao lưu quốc phòng các nước ASEAN, thiết lập khuôn khổ hỗ trợ hậu cần các nước ASEAN và thiết lập nhóm chuyên gia ADMM+ về khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh với tên gọi “Hành động mìn nhân đạo”.
Trong diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 2-4 đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông và lên tiếng ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông thông qua trọng tài quốc tế.
Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Albert Del Rosario của Philippines đang ở thăm Mỹ, ông Kerry nhấn mạnh Mỹ “ủng hộ một thỏa thuận chung về quy tắc ứng xử” và “mong muốn căng thẳng được giải quyết thông qua quá trình trọng tài”. Ông Kerry muốn nói đến việc Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế liên quan đến những tranh chấp ở biển Đông trước đó. Nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn từ chối tham gia vụ kiện này dù tòa đã chỉ định thẩm phán đại diện cho cả Trung Quốc và Philippines.
Tại Bắc Kinh, cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc lần thứ 19 từ ngày 1 đến 2-4 đã nhất trí cùng hợp tác hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Theo TTXVN, ASEAN và Trung Quốc đều khẳng định việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông có ý nghĩa quan trọng với tất cả các nước ở khu vực, góp phần tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc.
Trung Quốc tăng cường diễn tập trên biển Sáng 3-4, biên đội tàu Trung Quốc gồm bốn tàu chiến, bốn máy bay trực thăng và một tàu đổ bộ thuộc hạm đội hải quân Nam Hải đã trở về cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam, sau hành trình 16 ngày dài gần 5.000 hải lý lần lượt xuống quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, bãi ngầm James, eo biển Bashi, Tây Thái Bình Dương để thực hiện cái mà Trung Quốc gọi là “huấn luyện trên biển”. Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường các cuộc diễn tập trên biển, đặc biệt tại khu vực biển Đông, đồng thời đẩy mạnh việc tuần tra ở những vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận