Sau 6 tháng điều tra, ngày 14-3, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) cho biết Bộ Công thương đã ban hành mức áp thuế trên.
Theo đó, thời gian có hiệu lực của thuế tự vệ từ 25-3-2016 đến 24-3-2017 là 4.390.999 đồng/tấn ; từ 25-3-2017 đến 24-3-2018 là 3.951.899 đồng/tấn; từ 25-3-2018 đến 24-3-2019 là 3.556.710 đồng/tấn; từ 25-3-2019 đến 24-3-2020 là 3.201.039 đồng/tấn.
Từ ngày 25-3-2020 trở đi, nếu bộ Công thương không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ, mức thuế sẽ là 0 đồng.
Trong quyết định áp thuế, bộ Công thương khẳng định, việc áp thuế nói trên “nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước khắc phục được thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng đột biến của hàng hoá nhập khẩu gây ra”.
VCA cho biết các biện pháp tự vệ không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào VN không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra, và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ.
Trước đó, vào tháng 6-2015, Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam đứng đơn đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với bột ngọt nhập khẩu.
Vedan cho rằng sản phẩm bột nước đang bị bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đe dọa nghiêm trọng, trong đó lượng nhập khẩu bột ngọt từ Trung Quốc chiếm đến 76% trong tổng lượng nhập khẩu của năm 2014, bỏ rất xa tỉ lệ 13% từ Thái Lan và 11% từ Ấn Độ.
Tổng thị phần bột ngọt sản xuất trong nước cũng giảm từ 91% (năm 2012) xuống còn 69% (năm 2014), trong khi thị phần của hàng hóa nhập khẩu tăng từ 9% (năm 2012) lên đến 31% (năm 2014).
Nếu quy đổi theo tỉ lệ tương ứng thì đến năm 2014, lượng bột ngọt nhập khẩu đã tăng đến 341,4% so với năm 2012.
Trong khi về mặt bằng giá, giá nhập khẩu bột ngọt từ Trung Quốc chỉ vào khoảng 47,2% so với giá bình quân bán ra của Vedan, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường trong nước.
Nguyên đơn cáo buộc bột ngọt nhập khẩu đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.
Công ty buộc phải cắt giảm lượng sản xuất, tăng mức chiết khẩu, khuyến mãi để giữ chân khách hàng, khiến chi phí gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của công ty, nhưng tồn kho vẫn không giảm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận