Nhiều dân bản thường ngày vẫn bình thản đi lại trên những cây cầu treo cũ, cầu tạm xuống cấp, nay lo sợ rùng mình mỗi khi qua cầu.
“Tarzan” rừng thôngLớp học rừng xanhTết là nỗi nhớ niềm mong
Phóng to |
Hằng ngày, để đến trường, học sinh bản Khôn Đôi (Tam Đường, tỉnh Lai Châu) phải đi qua cây cầu treo cũ nát - Ảnh: Tiến Long |
Phóng to |
Người dân bản Hồ Be, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu đều đi làm nương rẫy qua cây cầu tạm chỉ được néo bởi những sợi dây thừng buộc trâu bện lại mỏng manh |
Phóng to |
Cầu tạm ở bản Phiêng Pẳng, xã Bản Bo, Tam Đường phải dùng những rọ đá làm “bùa hộ mệnh” để giữ cầu không trôi giữa dòng nước chảy xiết |
Phóng to |
Đánh cược mạng sống khi đi qua những cây cầu có trụ tự chế bằng gỗ và các sợi dây cáp tuềnh toàng |
Phóng to |
Ông Lò Văn Đăm - đội trưởng bản Khôn Đôi (trái) - tự tu sửa mỗi khi cầu xuống cấp. Đã hơn ba năm ông và bà con trong bản đi xin làm cây cầu mới đến nay vẫn chưa được |
Phóng to |
Cầu treo là huyết mạch giao thông đối với người dân nơi lắm sông, nhiều suối như ở Tây Bắc. Nhiều cây cầu đang mong được kiểm tra chất lượng để người dân yên tâm sử dụng |
Phóng to |
Sau vụ lật cầu Chu Va 6 (trái), người dân phải dùng cầu tạm qua suối để đợi sửa chữa |
Phóng to |
Học sinh bản Khôn Đôi “cân não” vượt qua 60m cầu treo đầy hiểm nguy để đến trường trong sương sớm |
Phóng to |
Dịp lễ hội, chợ phiên... lượng người qua lại đông, cầu treo trở thành những “chiếc bẫy” khó lường |
Phóng to |
Thanh lát cầu tạm ở bản Hồ Be bằng gỗ và sàn bằng tre nứa cũ mục, chắp vá ọp ẹp, có thể gãy đổ bất cứ khi nào |
Phóng to |
Bè mảng được người dân ở Lai Châu đóng sẵn để đi lại khi lũ về cuốn trôi cầu |
Phóng to |
Mò mẫm, vật lộn qua cầu tạm xập xệ tại bản Sa Ngà (xã Phúc Than, huyện Than Uyên, Lai Châu) trong đêm tối |
Phóng to |
Hằng ngày, bà Lò Thị Sơn, bản Khôn Đôi, phải dậy từ sáng sớm đưa con trai mới học lớp 2 qua cầu “tử thần” trong tâm trạng thấp thỏm |
Cây cầu treo vào bản Khôn Đôi (xã Bản Bo, huyện Tam Đường) dài 60m, cao cách mặt nước hơn 10m. Cầu do người dân dựng lên cách đây ba năm. Từ hai đoạn cáp treo xin được từ một cây cầu tháo dỡ, người dân trong bản đã lấy bốn khúc gỗ dài 2m chôn sâu xuống đất để néo dây cáp. Ở hai đầu cầu, họ dùng bốn cây gỗ mít làm trụ chống giằng. Phía trên mặt sàn lát gỗ, tre nứa.
Khi chúng tôi đến, cây cầu đã ọp ẹp, nghiêng ngả. Mặt sàn giờ chỉ còn thưa thớt các thanh tre nứa cũ mục, thủng lỗ chỗ. Lò Văn Đăm - đội trưởng bản Khôn Đôi - cho biết bản có 10 hộ với hơn 70 khẩu, trong đó phân nửa là trẻ em và người già. Hằng tháng ông và người dân phải tự sửa chữa mặt sàn để đi. Mùa khô còn đỡ, đến mùa mưa nước sông dâng lên cao gần mặt cầu. Mỗi lần đi qua người dân không dám nhìn xuống mặt nước. Sau này nghe tin vụ cầu Chu Va 6, mỗi khi qua cầu nhiều người lại càng rợn mình. “Cầu xấu cũng phải đi tạm chứ biết qua dòng suối sâu kia bằng cách nào. Dân đã kiến nghị lên trên mà chưa thấy kết quả” - ông Đăm trăn trở.
Trước nhà ông Điêu Văn Bình (60 tuổi, bản Sa Ngà, xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) có một cây cầu tạm nối bản Sa Ngà và trung tâm xã. Ông Bình tâm sự mùa khô mỗi năm người dân trong bản phải góp tiền mua vật liệu về làm cầu, đến mùa mưa lũ cầu lại bị cuốn phăng. Trước giờ ông Bình không thể tính được bao nhiêu người đi qua rơi cả xe lẫn người xuống suối. Chỉ biết vài ba ngày lại có người kêu cứu. Mỗi lần như vậy từ nhà ông phải chạy nhanh ra để cứu người. Sợ nhất là ban đêm mỗi lần qua cầu, người dân phải vật lộn, hì hục kéo đẩy rất mệt, lại còn đầy rẫy hiểm nguy. “Dân nơi đây không mơ gì ngoài việc có một cây cầu kiên cố để an tâm đi lại” - ông Bình chia sẻ.
Ông Đoàn Đức Long - giám đốc Sở Giao thông vận tải Lai Châu - cho biết hiện tại trên địa bàn tỉnh có gần 140 cây cầu treo, riêng cầu tạm chưa thống kê hết. Trong số cầu treo hiện tại có nhiều cây cầu đã làm lâu năm nên xuống cấp, nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn. Hiện sở đã lập đoàn rà soát toàn bộ, sau đó sẽ lập danh sách để tu bổ những cây cầu yếu và làm thêm cầu ở những nơi chưa có.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận