29/08/2008 06:00 GMT+7

Ai viết Kép Tư Bền?

 VŨ TUẤN (TP.HCM)
 VŨ TUẤN (TP.HCM)

TTC - * Game show “Tìm người thông minh” ngày 14-6-2008 có câu hỏi (đại ý): “Ai là tác giả của tác phẩm Kép Tư Bền?”. Người dẫn chương trình đưa ra đáp án trả lời là “Nam Cao”. Tôi năm nay đã gần 70 tuổi, trí nhớ có suy giảm, nhưng dám chắc Nam Cao không phải là người viết Kép Tư Bền. Nhờ cô Tú gỡ giúp.

Quán Mắc cỡ em mở bên đườngMua đi bán lại cái văn chương...

hM4OPlDd.jpgPhóng to
TTC - * Game show “Tìm người thông minh” ngày 14-6-2008 có câu hỏi (đại ý): “Ai là tác giả của tác phẩm Kép Tư Bền?”. Người dẫn chương trình đưa ra đáp án trả lời là “<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam Cao”. Tôi năm nay đã gần 70 tuổi, trí nhớ có suy giảm, nhưng dám chắc Nam Cao không phải là người viết Kép Tư Bền. Nhờ cô Tú gỡ giúp.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

VŨ TUẤN (TP.HCM)

- Trí nhớ của bác quả là không sai! Tác giả của Kép Tư Bền là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan (1903-1977).

Bà Đoàn Thị Điểm là cháu nội của thượng thư Lê Anh Tuấn?

* Báo GD&TĐ chủ nhật, số 44 (ra ngày 29- 10-2006), cột 2, trang 27 có viết: “Đoàn Thị Điểm (1705-1748) người Hưng Yên, bố là hương cống Đoàn Doãn Nghi, con trai thượng thư Lê Anh Tuấn thời Lê Mạt. Anh trai bà, Đoàn Doãn Luân, có học vị tiến sĩ”. Vậy theo cô Tú, cụ Lê Anh Tuấn có phải là “nội” của danh sĩ Đoàn Thị Điểm không?

CART (Nam Định)

- Theo GS Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới) thì: “Bà Đoàn Thị Điểm là con của Đoàn Doãn Nghi. Tổ tiên họ Lê, đến đời ông thân sinh mới đổi qua họ Đoàn. Thuở nhỏ có tiếng thông minh. Thượng thư Lê Anh Tuấn có lần định nhận làm con nuôi để sau dâng cho chúa Trịnh nhưng bà không chịu...”.

Nếu đã là ông nội, sao lại định nhận cháu làm con nuôi?

Đồng chí Trần Phú bị xử bắn?

* “... Sau khi ông Trần Phú bị thực dân Pháp bắt và xử bắn thì bố cô và một người đồng chí nữa trong cùng nhóm hoạt động bị Pháp bắt lên nhà tù Lao Bảo 9 năm trời...”. (NGUYỄN TRẦN - “Chuyện về một nhà giáo của thời 3 sẵn sàng”, báo GD&TĐ, số 52, ngày 29-4-2008, trang 10).

Có phải ông Trần Phú bị thực dân Pháp xử bắn không cô Tú?

NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)

- Đồng chí Trần Phú là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 10-10-1929 ông bị tòa án của triều đình Huế kết án tử hình vắng mặt (vì lúc ấy ông đang học Đại học Phương Đông ở Matxcơva). Ngày 19-4-1931, ông bị mật thám Pháp bắt ở Sài Gòn. Bị đánh đập, tra tấn dã man và mất ở Bệnh viện Chợ Quán (Sài Gòn) ngày 6-9-1931.

1.000!

* Đài truyền hình Hà Nội, lúc 23 giờ ngày 21-6 chương trình 1.000 (ngàn năm Thăng Long, ngàn năm văn vật) có buổi tọa đàm về ba nhà thơ nữ của đất Thăng Long là: Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. Chủ trì buổi tọa đàm là giáo sư sử học Lê Văn Lan khi nói về công chúa Ngọc Hân đã trích dẫn hai câu ca dao: “Gió đưa mười tám lá xoài - Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”. Theo GS Lê Văn Lan thì hai câu ca dao đó nói về việc công chúa Ngọc Hân được gả cho Nguyễn Huệ và phải theo chồng về Bình Định. Cô Tú có kiến giải gì khác không?

CAO THỊ TƯƠNG NHƯ (Bình Định)

- Thưa có đấy! Và rất không giống như ý kiến của giáo sư sử học Lê Văn Lan. + Xin lưu ý về mặt sử học, Nguyễn Huệ được vua Lê Hiến Tông phong làm Nguyên soái Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân vào năm 1786. Trước đó vài tháng, Nguyễn Huệ đã đánh chiếm được Thuận Hóa và sau đó được vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyễn Nhạc) phong làm Bắc Bình Vương, trấn thủ đất Thuận Hóa. Đến năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân. Như thế, công chúa Ngọc Hân sau khi lấy Nguyễn Huệ không nhất thiết phải về Bình Định mà chỉ đến Huế thôi, đường đi ngắn hơn nhiều.

+ Về mặt văn học, xin đừng quên rằng hai câu ca dao trên là chưa đầy đủ. Còn có hai câu tiếp theo là: “... Đường đi cả lách cả lau - Cả tràm cả chổi, bỏ nhau sao đành”. Hai câu này hoàn toàn không phù hợp với cuộc hôn nhân vương giả của Ngọc Hân và Nguyễn Huệ. Cụm từ “cả lách, cả lau, cả tràm, cả chổi”... chỉ cuộc hành trình vất vả gian khổ. Cụm từ “mười tám lá xoài” ngụ ý cô dâu 18 tuổi, trong khi Ngọc Hân được gả cho Nguyễn Huệ vào năm 16 tuổi.

Vậy theo cô Tú, mấy câu ca dao nói trên không liên quan gì đến các giai thoại về Ngọc Hân và Nguyễn Huệ. Nó thuộc môtip ca dao nói về hoàn cảnh và tâm sự của những cô gái nhà nghèo, lấy chồng xa xứ, cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều có những câu tương tự.

Hành tinh hay vệ tinh?

* Chương trình “Chung sức” (HTV7) tối 3-6-2008 có câu hỏi: “Bạn hãy kể tên một hành tinh trong Thái dương hệ”. Trong các đáp án đúng, có “Mặt trăng”. Cô Tú ơi! Mặt trăng là một hành tinh hay là vệ tinh của Trái đất vậy?

LÂM PHÚ QUÝ (Long An)

- Bạn hỏi tức là đã trả lời rồi đó! Thái dương hệ có chín hành tinh, thứ tự từ gần đến xa đối với Mặt trời, gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Tử Vương. Còn Mặt trăng không phải là hành tinh mà là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất. Tú tôi nghĩ: Nếu số đông đưa ra đáp án sai thì nhà đài phải “biên tập” lại, thay bằng đáp án đúng để tránh tuyên truyền những tri thức sai, lệch lạc.

CÔ TÚ

ViMsAvNX.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 362 (ra ngày 15-08-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

 VŨ TUẤN (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên