Nỗi niềm “xe không chính chủ”Phạt xe không chính chủ: không thực tế, dễ tiêu cực
![]() |
Sau bảy tháng mua xe, ông Nguyễn Nhân vẫn chưa thể sang tên đổi chủ cho xe dù đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của Phòng cảnh sát giao thông tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: MAI VINH |
Chủ xe ở nước ngoài, sang tên như thế nào?
Tôi năm nay 75 tuổi, đang sử dụng chiếc xe Honda 70cc mang tên người khác. Tôi muốn sang tên cho chính chủ mà không thể làm được.
Chiếc xe này là của chị V.N.H., giấy đăng ký xe năm 1998. Khi chị H. đi học nước ngoài, chị để xe lại cho bố chồng là ông N.T.L. không làm giấy tờ gì. Ông L. chỉ dùng xe một thời gian ngắn rồi đắp chiếu để đó vì ông đã mua xe hơi. Năm ngoái, ông đã đồng ý bán xe cho tôi chỉ lấy ít tiền mang tính hữu nghị và đưa giấy xe cho tôi.
Tôi rất muốn sang tên cho đàng hoàng, chấp nhận đóng phí, thế nhưng điều kiện đầu tiên là tìm chủ xe thì tôi không làm được, do chị H. đã ở lại nước ngoài làm việc.
Trả lời của đại tá Đào Vịnh Thắng (trưởng Phòng CSGT Hà Nội): Ông Cam cần đề nghị bố chồng chị H. làm giấy tờ bán xe cho ông và có đơn cam đoan nguồn gốc chiếc xe do con dâu để lại, không có tranh chấp tài sản và được chính quyền địa phương nơi bố chồng chị H. cư trú xác nhận. Sau đó, ông Cam làm đơn trình bày về sự việc gửi đến Phòng CSGT Hà Nội đề nghị được sang tên đổi chủ. Trên cơ sở những tài liệu này, Phòng CSGT sẽ xem xét, đề xuất cấp trên giải quyết, nếu không có khiếu kiện sẽ cấp đăng ký chính thức cho ông.
Phòng công chứng không chịu ký
Tháng 3-2012 tôi có mua chiếc xe của ông Trần Văn Quý. Chiếc xe JDR do Việt Nam sản xuất, được doanh nghiệp tư nhân PT (TP Đà Lạt) bán cho ông Quý vào tháng 9-2010, có xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Giấy đăng ký xe mang tên doanh nghiệp. Khi mua, tôi nghĩ xe có biển số Lâm Đồng thì sang tên dễ dàng nhưng giám đốc doanh nghiệp PT nói đã xuất hóa đơn rồi thì không chịu ký vào giấy mua bán. Vì vậy, cách đây 10 ngày tôi đã phải ra nơi ở của ông Quý (Khánh Sơn, Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) để ông Quý ký vào giấy mua bán và ra công chứng.
Không tìm thấy người chủ xe đầu tiên Đối với các trường hợp công dân đi xe không chính chủ, không tìm thấy người chủ xe đầu tiên, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67) Bộ Công an, cho biết C67 và các đơn vị liên quan đang tìm cách tháo gỡ, đề xuất với cấp trên, theo hướng giải quyết như sau: người chủ xe cuối cùng phải có đơn, cam kết nguồn gốc xe hợp pháp, xác nhận của công an cấp xã, phường nơi ở của chủ xe. Sau đó cơ quan công an sẽ cấp đăng ký tạm. Sau 30 ngày nếu không có khiếu kiện sẽ cấp đăng ký chính thức. |
Nếu thủ tục như thế thì quá sức khó khăn và lòng vòng. Vì lỡ mua xe rồi nên tôi sẵn sàng chấp nhận đóng phạt, đóng phí trước bạ qua hai lần mua bán, chỉ mong sao thủ tục dễ dàng để tôi có thể sang tên xe.
Đại tá Đặng Văn Thành (trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận):
Phòng công chứng yêu cầu ông Quý phải làm thủ tục mua bán sang tên lại từ đầu, rút hồ sơ và sổ đăng kiểm từ Lâm Đồng về Ninh Thuận và làm lại biển số Ninh Thuận, xong rồi làm lại hợp đồng bán cho ông Nhân là quá rắc rối và không đúng quy định. Theo thông tư 36 của Bộ Công an, trong trường hợp này ông Quý chỉ cần ký vào giấy mua bán xe với ông Nhân và có hóa đơn đỏ khi mua xe từ doanh nghiệp tư nhân PT là có thể làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Thiếu tá Cù Tuấn Nghĩa (phụ trách đội đăng ký xe, Phòng CSGT tỉnh Lâm Đồng):
Ông Nguyễn Nhân chỉ cần đến nơi ở của ông Trần Văn Quý tại tỉnh Ninh Thuận, yêu cầu ông này viết “giấy bán, cho, tặng xe” (mẫu có tại đội đăng ký xe - phòng CSGT các tỉnh) có xác nhận của chính quyền địa phương. Sau đó ông Nhân mang giấy này cùng với hồ sơ gốc của xe (có hóa đơn đỏ khi ông Quý mua xe tại công ty PT) đến đội đăng ký xe - Phòng CSGT tỉnh Lâm Đồng để sang tên đổi chủ cho xe.
-----------------------
(*) Có hiệu lực thi hành từ ngày 10-11-2012.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận