07/10/2024 09:03 GMT+7

8 điều cần biết để hạn chế 80% chấn thương khi chơi thể thao

Bác sĩ CKII Đỗ Hữu Lương, chủ nhiệm khoa y học thể thao, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM), chia sẻ về nguy cơ chấn thương mà người chơi thể thao phong trào thường phải đối mặt.

8 điều cần biết để hạn chế 80% chấn thương khi chơi thể thao - Ảnh 1.

Bác sĩ Đỗ Hữu Lương tư vấn về chấn thương thể thao đối với người chơi phong trào - Ảnh: NVCC

Các chấn thương thể thao ngày càng nhiều. Và các VĐV phong trào luôn đối mặt nhiều nguy cơ, rủi ro chấn thương. 

Đơn cử lấy ví dụ ở khoa y học thể thao (Bệnh viện Quân y 175), mỗi năm chúng tôi phẫu thuật đến hơn 2.000 ca. Đó là các ca chấn thương nặng liên quan khớp gối, vai, cổ chân, và chưa tính đến những ca nhỏ.

Từ khi thành lập vào năm 2020, khoa của chúng tôi đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật, phục hồi cho các VĐV nổi tiếng như: Lê Tú Chinh, Hoài Thanh, Huỳnh Anh… Chúng tôi cũng hỗ trợ tư vấn, điều trị chấn thương trực tiếp cho Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM (trung tâm 2) và Cần Thơ (trung tâm 4). 

Nhưng phải nói rằng, hầu hết các ca phẫu thuật Bệnh viện Quân y 175 thực hiện là từ đối tượng VĐV phong trào.

Nhìn chung, họ là đối tượng chưa có nhiều kiến thức về khoa học thể thao, về cách thi đấu, rèn luyện, khởi động đúng cách, cũng như chưa nắm rõ những ưu khuyết điểm của cơ thể. Tỉ lệ người chơi thể thao bị tổn thương hệ vận động (cơ, xương, khớp) khá cao.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Tôi cho rằng, việc chúng ta tự trang bị kiến thức để phòng - tránh, rồi sơ cứu hợp lý sẽ giải quyết được 80% chuyện chấn thương. Chỉ 20% còn lại phụ thuộc vào nhân viên y tế.

8 điều cần biết để hạn chế 80% chấn thương - Ảnh 3.

Chườm đá là phương pháp sơ cứu chấn thương hiệu quả - Ảnh: VCU

Kiến thức cần thiết cho người chơi thể thao có thể tóm gọn như sau:

1. Cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

2. Cần phải có lộ trình tập luyện phù hợp với từng môn thể thao riêng biệt.

3. Cần nắm rõ các phương pháp khởi động (trước tập) và thả lỏng (sau tập).

4. Cần có trang phục phù hợp, từ giày dép cho đến cả quần áo.

5. Đảm bảo lượng nước bổ sung một cách phù hợp.

6. Dinh dưỡng phù hợp.

7. Nắm rõ 4 bước sơ cứu, viết tắt là R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và gác cao chi thể).

8. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết.

Nhìn chung, chuyên ngành y học thể thao đã tồn tại hàng chục năm qua, nhưng càng đặc biệt được quan tâm trong vài năm gần đây khi nhu cầu chơi thể thao tăng cao.

Người Việt thường có tư tưởng hướng ra nước ngoài để chữa bệnh, phẫu thuật khi gặp phải các ca nặng, trong khi trình độ của y học Việt Nam ở lĩnh vực này hoàn toàn có thể đáp ứng được".

8 điều cần biết để hạn chế 80% chấn thương - Ảnh 4.Bác sĩ đội tuyển Việt Nam tư vấn về chấn thương thường gặp khi đá bóng

Bác sĩ của đội tuyển bóng đá Việt Nam Trần Huy Thọ đưa ra lời khuyên về những chấn thương mà người chơi thường gặp trên sân bóng đá phong trào.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên