17/06/2024 10:09 GMT+7

5 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích

Từ những lỗ đen 'chạy trốn' đến các hành tinh bí mật, vũ trụ vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học đang tìm cách giải thích.

Ảnh minh họa về một hành tinh xa xôi trong Hệ Mặt trời của chúng ta - Ảnh: Getty Images

Ảnh minh họa về một hành tinh xa xôi trong Hệ Mặt trời của chúng ta - Ảnh: Getty Images

Khi các nhà thiên văn học nhìn sâu hơn vào những ngóc ngách của vũ trụ, họ đối mặt với những câu hỏi ngày càng xa lạ về bản chất vũ trụ của chúng ta, và giới hạn của những gì có thể ẩn giấu ngoài kia.

Dưới đây là năm trong số những bí ẩn vũ trụ mà khoa học chưa thể giải thích.

Bí ẩn hành tinh thứ chín

Vượt xa quỹ đạo của sao Hải Vương, một thực thể khổng lồ, bí ẩn có thể đang di chuyển qua vòng các vật thể băng giá bao quanh Hệ Mặt trời của chúng ta. 

Các nhà khoa học nghiên cứu khu vực này đã phát hiện ra rằng quỹ đạo của hơn hàng chục vật thể bằng đá đang bị thay đổi một cách tinh vi, như thể bị kéo mạnh bởi lực hấp dẫn của một hành tinh khổng lồ, chưa được nhìn thấy - một vật thể lý thuyết được gọi là hành tinh thứ chín.

Thế giới lẩn khuất này được ước tính có khối lượng gấp 5 - 10 lần Trái đất và phải mất đến 10.000 năm để hoàn thành một quỹ đạo vòng quanh Mặt trời. Nhưng ngoài những "điểm gấp khúc" kỳ lạ trong quỹ đạo của các vật thể ở gần, vẫn chưa có bằng chứng vững chắc nào về sự tồn tại của hành tinh thứ chín.

"Hố đen chạy trốn"

Hình minh họa một hố đen đang phóng ra xa thiên hà của nó, theo sau nó là một vệt sao - Ảnh: NASA, ESA, Leah Hustak (STScI)

Hình minh họa một hố đen đang phóng ra xa thiên hà của nó, theo sau nó là một vệt sao - Ảnh: NASA, ESA, Leah Hustak (STScI)

Tháng 4-2023, các nhà thiên văn học đã báo cáo việc phát hiện ra một thứ chưa từng thấy trước đây. Đó là một lỗ đen "chạy trốn", không bị ràng buộc với bất kỳ thiên hà nào và phóng xuyên không gian với tốc độ gấp 4.500 lần tốc độ âm thanh, với một vệt sao khổng lồ kéo dài theo phía sau.

Lỗ đen được ước tính có khối lượng gấp 20 triệu lần Mặt trời của chúng ta, trong khi cái đuôi sáng của nó có thể dài hơn 200.000 năm ánh sáng. Nếu được xác nhận bởi các nghiên cứu tiếp theo, đây sẽ là bằng chứng đầu tiên cho thấy lỗ đen có thể thoát khỏi thiên hà của chúng.

Những hành tinh "lêu lổng"

Lỗ đen không phải là kẻ chạy trốn duy nhất trong vũ trụ. Các hành tinh cũng đã được phát hiện đang chạy trốn, với số lượng lớn hơn nhiều. 

Vào năm 2023, kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) đã phát hiện hơn 500 hành tinh "lêu lổng" trôi nổi tự do đang di chuyển loạn xạ qua Tinh vân Orion. Khoảng 80 trong số này được phát hiện quay quanh nhau theo cặp nhị phân - một hiện tượng không có lời giải thích rõ ràng. 

Vì những thế giới lêu lổng này có kích thước gần bằng sao Mộc, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là các vật thể nhị phân có khối lượng bằng sao Mộc, hay JUMBO.

Bong bóng Fermi

Các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy bằng chứng về những vụ phun trào lớn, tràn đầy năng lượng từ lỗ đen của chúng ta, dưới dạng hai cặp bong bóng khổng lồ, được gọi là bong bóng Fermi và bong bóng eROSITA.

Chúng nằm ở trung tâm Dải Ngân hà, giống như một chiếc đồng hồ cát khổng lồ, trải dài khoảng 25.000 năm ánh sáng phía trên và bên dưới lỗ đen trung tâm của chúng ta. Đo cùng nhau, các bong bóng trải dài khoảng một nửa chiều rộng của chính thiên hà.

Bất chấp kích thước phi thường, bạn không thể nhìn thấy chúng trên bầu trời. Bong bóng Fermi, được lấp đầy bởi các hạt chuyển động nhanh gọi là tia vũ trụ, chỉ có thể được xác định bằng kính thiên văn nhận diện tia gamma, trong khi bong bóng eROSITA chứa đầy khí cực nóng, chỉ có thể nhìn thấy được dưới dạng tia X.

"Dấu chấm hỏi" kỳ lạ

Trong khi nghiên cứu vệt sáng kỳ lạ của ngôi sao có tên Herbig-Haro 46/47, kính thiên văn không gian James Webb đã phát hiện thứ gì đó thậm chí còn bí ẩn hơn ở hậu cảnh phía xa của hình ảnh mà nó chụp. Đó là một luồng khí nóng lao vào không gian sâu, có hình dạng hoàn hảo giống như một dấu chấm hỏi.

Năm 2023, các nhà nghiên cứu nói rằng đây có thể là một thiên hà, hoặc có thể là một số thiên hà đang xé toạc nhau trong quá trình sáp nhập hỗn loạn.

Cuộc đua không gian mới: Trung Quốc muốn gì, vì sao Mỹ e ngại?Cuộc đua không gian mới: Trung Quốc muốn gì, vì sao Mỹ e ngại?

Tốc độ phát triển công nghệ không gian và tham vọng của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại và người đứng đầu NASA gọi đây là một 'cuộc chạy đua không gian' mới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên