Chủ nhật, ngày 18 tháng 4 năm 2021
5,6% trẻ em Việt Nam có dấu hiệu là nạn nhân buôn người
TTO - Tổ chức CORAM quốc tế ước lượng có khoảng 5,6% trẻ em ở Việt Nam có nhiều dấu hiệu chỉ báo hoặc có các trải nghiệm chỉ ra giống với buôn bán trẻ em.

Bà Kara Apland, đại diện tổ chức CORAM quốc tế, chia sẻ tại hội thảo công bố nghiên cứu "Di cư, bóc lột và nạn buôn bán trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam" - Ảnh: HÀ THANH
Thông tin được đưa ra tại hội thảo công bố nghiên cứu "Di cư, bóc lột và nạn buôn bán trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam" do Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và tổ chức CORAM quốc tế đồng tổ chức ngày 13-8 tại Hà Nội.
Nghiên cứu này đã được thực hiện trong 2 năm rưỡi, từ năm 2017 đến 2019.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 3.885 trẻ em và thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 12-24 ở 36 xã trên toàn quốc. Kết quả có 2,8% thanh thiếu niên được khảo sát có chỉ số buôn bán trẻ em, có 3,1% có chỉ số bóc lột lao động trẻ em và 7,9% có chỉ số cưỡng bức hoặc bóc lột trong quá trình di cư.
Sau khi tổng hợp thông tin từ khảo sát hộ gia đình, khảo sát chủ hộ, nhóm nghiên cứu ước lượng có khoảng 5,6% trẻ em ở Việt Nam có nhiều khả năng có các trải nghiệm chỉ ra hoặc giống với buôn bán trẻ em.
Bà Kara Apland - đại diện tổ chức CORAM quốc tế - nhận định cả bé trai và bé gái bị buôn bán, cả những trường hợp di cư qua biên giới hay trong nội địa có các dấu hiệu của buôn bán trẻ em, hoặc những trường hợp thanh thiếu niên bị buôn bán để làm việc trong ngành công nghiệp tình dục hoặc những ngành nghề khác... đều có sức khỏe tinh thần bị tổn hại đáng kể.
Nhiều nạn nân chưa bao giờ tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ.
Đại diện nhóm nghiên cứu, bà Apland đưa ra các cách phòng ngừa buôn bán và bóc lột lao động trẻ em như thúc đẩy trẻ em và thanh thiếu niên tiếp cận chương trình giáo dục toàn diện về di cư, quyền của người lao động; ưu tiên việc trẻ tiếp cận tới các chương trình giáo dục và đào tạo kỹ năng, cơ hội tìm kiếm việc làm; tăng cường cải thiện các dịch vụ xã hội; mở rộng cơ chế bảo vệ pháp luật dành cho lao động di cư...
Bên cạnh đó, các cách ứng phó bao gồm nâng cao năng lực cho cán bộ chức năng để nhận diện các chỉ số, dấu hiệu buôn bán trẻ em; rà soát, sửa đổi khung chính sách trong nước để phù hợp với luật pháp quốc tế; chỉ định người giám hộ cho nạn nhân là trẻ em bị buôn bán; cung cấp dịch vụ trợ giúp nạn nhân thông qua ứng phó quản lý ca tích hợp…
Bà Lesley Miller - phó đại diện UNICEF tại Việt Nam - cũng cho biết từ 2011-2018, tại Việt Nam có khoảng 7.000 trường hợp là nạn nhân của buôn bán người, hàng ngàn trường hợp khác được báo cáo mất tích…
Bà cho rằng nghiên cứu trên đưa ra cách nhìn tổng quan, là dữ liệu tốt giúp hiểu rõ tình trạng buôn bán, bóc lột trẻ em tại Việt Nam.
-
TTO - Hình ảnh vệ tinh của Mỹ trưa 17-4 cho thấy nhóm tàu sân bay Trung Quốc đang cách bờ biển thành phố Quy Nhơn khoảng 300km về phía đông bắc. Hôm nay là ngày thứ bảy tàu sân bay Trung Quốc tiến vào Biển Đông tập trận.
-
TTO - Cục Quản lý dược mới chỉ nhận được các văn bản của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex thông báo về chủ trương tìm kiếm đối tác cung ứng vắc xin phòng chống dịch bệnh COVID-19 (Moderna).
-
TTO - Liên quan đến vụ 35 học sinh chơi slime (chất dẻo ma quái) bị ngộ độc ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, người bán hàng cho biết các em mua thứ chất dẻo này về chơi và trộn với nhiều chất khác để chế ra đồ chơi theo ý thích.
-
TTO - Linh cữu của hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Elizabeth II, đã được đưa lên chiếc xe Land Rover mà ông ưa thích khi còn sống. Lễ tang diễn ra tại lâu đài Windsor nhưng có thể được cảm nhận ở nhiều nơi khác trên khắp nước Anh.
-
TTO - 9X tạo mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) viết nhạc, Nam Thư tố nhãn hàng sử dụng hình ảnh quảng cáo trái phép, bà Nguyễn Phương Hằng liên tục 'công kích' Hoài Linh, '1990' dời lịch chiếu... là những tin đáng quan tâm ngày 17-4.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận