Ông Khẩn nói:
- Hiện nay có bốn cơ sở đào tạo đang đào tạo sinh viên y dược cử tuyển: ĐH Y dược Cần Thơ, ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Y khoa Thái Bình và ĐH Dược Hà Nội.
Ngoài ra, có một số sinh viên cử tuyển học ở ĐH Y Hải Phòng và ĐH Y dược Thái Nguyên.
Mỗi năm có 200-300 sinh viên được tham dự chương trình học này, phần lớn là người dân tộc thiểu số và một số là người Kinh sống trên năm năm tại vùng khó khăn.
* Sinh viên y khoa là nghề cần được tuyển chọn và đào tạo đặc biệt, nhưng với hệ cử tuyển thì học lực để được vào học làm bác sĩ chỉ cần trung bình và khá thì theo ông có đảm bảo chất lượng?
- Bộ Y tế đã nhìn thấy những khó khăn của hệ đào tạo này, trong khi một mặt vẫn phải đáp ứng số lượng thầy thuốc cho vùng sâu vùng xa.
Theo tổng kết ở một số trường có đào tạo hệ cử tuyển, có đến 30% các em không lên được lớp, nhiều em học đến 8-10 năm không ra trường được, ở ĐH Y Thái Bình có 10-15% các em theo học cử tuyển bỏ học.
Vì đã nhận thấy khó khăn về chất lượng đào tạo, Bộ Y tế đã có những giải pháp để nâng chất lượng hệ đào tạo này, như triển khai kỳ học mùa hè để phụ đạo, hỗ trợ kiến thức cho sinh viên cử tuyển.
Một biện pháp nữa là tổ chức phân loại đầu vào, như ở TP.HCM các em sẽ phải học dự bị 1-2 năm, sau đó kiểm tra, sát hạch, phân loại, các em trình độ khá mới cho vào học bác sĩ đa khoa là ngành mấu chốt nhất.
Mỗi năm ở TP.HCM chỉ có 15% số cử tuyển được vào học ngành bác sĩ đa khoa, còn lại học kỹ thuật, điều dưỡng; ở Cần Thơ khoảng 60% các em được vào học bác sĩ đa khoa, còn lại bố trí học các ngành khác.
Thật ra bác sĩ cử tuyển ra trường chủ yếu được bố trí làm y học dự phòng hay bác sĩ gia đình, không có nhiều người được làm các nhiệm vụ khó như bác sĩ ngoại khoa.
Hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn về đào tạo liên tục như một yêu cầu bắt buộc, nếu không đảm bảo nội dung đào tạo thì bác sĩ không được hành nghề.
* Đào tạo bác sĩ cử tuyển rất tốn kém và chất lượng thì ngay cả Bộ Y tế cũng nghi ngờ. Tại sao không dừng đào tạo cử tuyển để chuyển sang hình thức trả lương cao cho bác sĩ về làm việc ở vùng sâu vùng xa có thời hạn, như Thái Lan đã làm là trả lương 3.000 USD/tháng nếu bác sĩ về công tác ở vùng sâu?
- Hệ đào tạo cử tuyển được triển khai từ năm 2007, đến nay mới có 200 bác sĩ ra trường, số này hiện đã về các địa phương và chúng tôi đã có kế hoạch khảo sát, đánh giá xem chất lượng làm việc thực tế của các bác sĩ như thế nào, từ đó mới có tham mưu để Bộ Y tế có quyết định.
Thực tế chúng tôi vẫn coi việc triển khai hệ đào tạo cử tuyển là công việc ngắn hạn, còn trong dài hạn là các chương trình như đưa 500 bác sĩ trẻ về vùng sâu vùng xa, hay xây dựng cơ chế để trả lương xứng đáng cho thầy thuốc.
Sinh viên y khoa học sáu năm mới ra trường nhưng theo quy định hiện hành thì lương khởi điểm của bác sĩ cũng như các ngành nghề khác chỉ phải học bốn năm.
Bên cạnh đó là quy hoạch lại hệ thống y tế, không phải bắt buộc có bác sĩ ở xã mà là có bác sĩ làm việc tại xã, như các đội y tế di động sẵn sàng đáp ứng các vấn đề sức khỏe, và đó là đội y tế tinh nhuệ, có thiết bị y tế chứ không chỉ có mặt ở xã về mặt hành chính, không có đủ phương tiện điều trị và cấp cứu người bệnh.
Nên bỏ cử tuyển ngành y Trong hơn 400 ý kiến phản hồi loạt bài “Có nên đào tạo bác sĩ cử tuyển” (Tuổi Trẻ ngày 22 và 23-9) có rất nhiều nỗi lo lắng về chất lượng các bác sĩ cử tuyển và cho rằng cách đào tạo này mạo hiểm và không hiệu quả.
* Bệnh nhân chịu rủi ro Số bác sĩ cử tuyển này mà thăm khám cho bệnh nhân, kết quả chẩn đoán bệnh mà sai, kê toa thuốc sai, nguy hiểm đến tính mạng thì cũng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chịu rủi ro nhiều nhất. Năng lực thấp, không có nguyện vọng làm y, bác sĩ mà lại được đào tạo, ra trường hành nghề, xảy ra sai phạm lại kiểm điểm, nhắc nhở. Những bác sĩ tương lai như thế này thì làm sao chúng tôi dám đặt tính mạng mình vào tay họ? * Chạy lên tuyến trên Quê tôi là huyện vùng xa. Nhiều bác sĩ tốt nghiệp hệ cử tuyển ra làm ở đây và nhiều người không đủ năng lực khám chữa bệnh. Nên nhiều người dân chỉ khám những bệnh nhẹ, còn bệnh nặng một chút là phải lên thành phố chữa. Điều này đã góp phần làm quá tải cho bệnh viện tuyến trên. * Không hiệu quả Cử tuyển là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hút lực lượng cán bộ về công tác tại địa phương, do đó ngân sách nhà nước phải đài thọ mọi chi phí trong học tập. Đúng ra phải cử những học sinh có học lực giỏi, đạo đức tốt, có tính xã hội cao trong các hoạt động Đoàn, Đội ở trường. Nhưng ngược lại, chúng ta cử tuyển là cử những người học hành kém không thi nổi vào các trường thì mọi chi phí hỗ trợ đào tạo sẽ không hiệu quả. * Bị lợi dụng Tôi là một bác sĩ từng công tác tuyến huyện và đã làm giám đốc một trung tâm y tế tuyến huyện. Thời gian đó tôi buộc phải ký một số hồ sơ để cho nhân viên đi học bác sĩ cử tuyển dù họ không thuộc diện này vì nhiều lý do rất khó nói ra đây. Trước khi đi học họ tìm mọi cách chuyển hộ khẩu về vùng xa, rồi nhờ các mối quan hệ khác áp xuống để ký cho họ đi học. Thực tế sau khi học xong họ đâu có về vùng sâu vùng xa công tác như hồ sơ khi đi học của họ. Nói tóm lại chính sách này đã bị lợi dụng rất nhiều. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận