20/10/2014 00:10 GMT+7

​2015 – năm đầy cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ Việt

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Cần biết - Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, những năm qua, các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã từng bước xâm nhập thị trường và khẳng định được thương hiệu của mình.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ nên còn rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại phát triển.

Năm 2015 sẽ là một năm đầy cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ Việt Nam. Kể từ ngày 1-11-2015, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, năm 2015 là năm khu vực kinh tế chung ASEAN chính thức có hiệu lực cho phép các dòng tài nguyên, hàng hóa, vốn nhân lực… di chuyển tự do và thuận lợi trong nội khối. Đặc biệt, hơn 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan.

Có thể nói, sức ép cạnh tranh bán lẻ đang từng ngày đè nặng lên doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối trong nước. Do đó, để giữ vững thị phần cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhà bán lẻ của chúng ta sẽ còn phải làm nhiều việc để chiếm lĩnh “sân nhà” rộng và sâu hơn nữa.

m4QkJXTM.jpg

Phát triển mạng lưới, xây dựng tính chuyên nghiệp trong phân phối từ chuỗi cung ứng, khả năng quản trị, chiến lược phát triển đa dạng hóa nguồn hàng sẽ là những bước đi mà các doanh nghiệp Việt cần tập trung trong quá trình phát triển thị trường. Trong đó, chuyên nghiệp hóa dịch vụ phải là một giải pháp đầu tiên mang tính chiến lược mà các doanh nghiệp Việt cần chú trọng.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp trong nước phải có ý thức nỗ lực để tìm cách xây dựng tốt vị trí ở thị trường nội địa bằng cách chuyên nghiệp các hình thức phân phối như: nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo các vấn đề về giá, chủ động nguồn hàng và ngày càng đa dạng các mặt hàng, thực hiện tốt chế độ khuyến mãi, hậu mãi…

Ngoài các nỗ lực của doanh nghiệp, để có thể đạt được mức tăng trưởng cao, các doanh nghiệp trong nước cần được hỗ trợ về tín dụng, nguồn vốn, thuế. Đồng thời, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo về thông tin thị trường, chính sách xúc tiến thương mại của các thị trường nội khối. Nhà nước cần có các biện pháp, chế tài nghiêm ngặt và mạnh mẽ với các hành vi gian lận thương mại nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh để bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên