26/09/2020 17:56 GMT+7

200 năm ngày mất Nguyễn Du: 'Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác'

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - ‘Chưa ba trăm năm, mà cả non sông đã đổ lệ vì người nghệ sĩ phong lưu/ Bởi khắp bốn cõi, cứ mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác’.

200 năm ngày mất Nguyễn Du: Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác - Ảnh 1.

Đội tế lễ hành lễ trong lễ giỗ đại thi hào Nguyễn Du. Lễ giỗ Nguyễn Du (mùng 10 tháng tám âm lịch) do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội Kiều học Việt Nam, hội đồng gia tộc họ Nguyễn - Tiên Điền tổ chức - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong lễ giỗ lần thứ 200 của đại thi hào dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du diễn ra sáng 26-9 tại khu lưu niệm Nguyễn Du ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bài văn tế Nguyễn Du của tác giả Kha Tiệm Ly với những lời thống thiết, vừa được trao giải nhất cuộc thi Viết văn tế Nguyễn Du, được tế lên.

Những cặp câu biền ngẫu sôi sục tình cảm đã cho hậu thế dự lễ giỗ đại thi hào dân tộc xúc động nhìn lại cuộc đời, tấm lòng, tài năng của một người "có con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời".

200 năm ngày mất Nguyễn Du: Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác - Ảnh 2.

Các đại biểu dâng hương tại lễ giỗ Nguyễn Du - Ảnh: T.ĐIỂU

Có cha là nhà thơ nổi tiếng Viễn Phương, bản thân cũng làm thơ, ông Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - đặc biệt xúc động, kính nể tâm và tài của đại thi hào dân tộc.

"Về đây lắng lại trong hồn/ Nghe câu thơ cũ mênh mông nỗi niềm/ Cuộc đời đau đáu cõi riêng/ Để mang một kiếp nhân duyên khóc cười…".

Yêu kính đại thi hào dân tộc nhưng không dễ gì để nói về bậc danh nhân văn hóa thế giới, ông Phan Thanh Bình đã chọn cách thể hiện tình cảm của mình với tiền nhân một cách lặng lẽ bằng mấy vần thơ lục bát ghi nhanh ngay tại đền thờ Nguyễn Du.

200 năm ngày mất Nguyễn Du: Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác - Ảnh 3.

Nhà thơ Kha Tiệm Ly - tác giả bài văn tế được trao giải nhất cuộc thi Viết văn tế Nguyễn Du và được đọc trong lễ giỗ Nguyễn Du - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Bành Thế Đoàn - tham tán văn hóa, Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam - cũng làm một bài thơ tỏ lòng kính phục tài năng của cụ Tố Như, bằng chính thể thơ lục bát mà Nguyễn Du rất giỏi.

"Viết vài câu thơ lục bát hay một vài bài thơ ngắn thì nhiều người viết được và có thể viết hay. Nhưng viết tới 3.254 câu lục bát như Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều, mà lại toàn là những tuyệt cú thì phải nói là rất tài tình. Cho nên tôi rất khâm phục Nguyễn Du" - ông Bành Thế Đoàn nói.

nguyễn du giỗ 200 năm (17)

Tham tán văn hóa Đại sứ quán Trung Hoa tại Việt Nam Bành Thế Đoàn rất ngưỡng mộ Nguyễn Du và đã viết một bài lục bát nhân dịp về dự lễ giỗ Nguyễn Du - Ảnh: T.ĐIỂU

Nếu không có Truyện Kiều, không ai biết đến Thanh Tâm Tài Nhân

Ngoài các đại biểu trung ương như Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Trịnh Thị Thủy, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và đông đảo văn sĩ, nhân dân, lễ giỗ Nguyễn Du còn có ba đại biểu quốc tế là ông Toshiyuki Matsumoto từ Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, ông Bành Thế Đoàn - tham tán văn hóa và ông Đàm Dực - bí thư thứ hai, Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam.

Ông Bành Thế Đoàn cho biết, ở Trung Quốc, tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện được Thanh Tâm Tài Nhân viết vào cuối đời Minh. Việc này đã được ghi trong sử sách Trung Quốc đời Minh, nhưng hầu như không ai biết đến Thanh Tâm Tài Nhân và tác phẩm này, cho đến khi Nguyễn Du viết lại bằng thể thơ lục bát của Việt Nam: cuốn Truyện Kiều bất hủ.

"Nếu không có Nguyễn Du và Truyện Kiều thì có lẽ không ai biết đến Thanh Tâm Tài Nhân", ông Bành Thế Đoàn nói.

Ông Đoàn cho biết thêm, Truyện Kiều từng được Nhà xuất bản Văn Học Trung Quốc dịch và xuất bản bằng tiếng Trung Quốc vào những năm 1950 - 1960.

Một số hình ảnh nhân dân về giỗ Nguyễn Du:

200 năm ngày mất Nguyễn Du: Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác - Ảnh 6.

Lễ giỗ được tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống - Ảnh: T.ĐIỂU

200 năm ngày mất Nguyễn Du: Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác - Ảnh 7.

Các nhà văn, nhà thơ, những người yêu Truyện Kiều về thắp hương tại mộ Nguyễn Du - Ảnh: T.ĐIỂU

200 năm ngày mất Nguyễn Du: Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác - Ảnh 8.

Lễ giỗ Nguyễn Du được tổ chức trang trọng - Ảnh: T.ĐIỂU

200 năm ngày mất Nguyễn Du: Mỗi tấm lòng đều nghiêng mình trước một thi hào uyên bác - Ảnh 9.

Nhân dân thắp hương trên mộ Nguyễn Du - Ảnh: T.ĐIỂU

Sinh viên Lào thi tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều cùng người Việt Sinh viên Lào thi tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều cùng người Việt

TTO - 5 sinh viên Lào đang theo học Trường cao đẳng Văn hóa, thể thao, du lịch Hà Tĩnh đã có những bài luận hàng chục trang giấy tham dự cuộc thi tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều cùng với các giáo viên, học sinh, sinh viên người Việt.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên