Một cửa hàng trên đường Kinh Dương Vương treo biển báo dời địa điểm kinh doanh do bức tường cao hơn 1m chắn hết cửa ra vào - Ảnh: Lê Phan |
Đó là một trong khoảng 20/hơn 1.000 ý kiến gửi về Tuổi Trẻ Online hai ngày qua phản đối việc biến 1/3 đường Kinh Dương Vương thành kênh (tính đến 9g sáng 11-6).
Dù chỉ chiếm 2% ý kiến nhưng để rộng đường dư luận, tôn trọng sự khác biệt, TTO xin đăng nhưng ý kiến này.
Kênh đào giải quyết được gì khi đường Kinh Dương Vương thuộc vùng trũng
Có bạn không ở đường Kinh Dương Vương nhưng phản đối quyết liệt ý kiến này với vấn đề tổng thể 3 con kênh: Tham Lương - kênh Kinh Dương Vương (nếu đào) và Tân Hóa - Lò Gốm đúng là cũng phải tính đến: "Nhà tôi ở khu vực kênh Lò Gốm, tôi không đồng ý phương án này vì lượng nước sẽ thông thủy làm ngập hệ thống kênh Tham Lương - Tân Hóa - Lò Gốm, vả lại bây giờ phải sắm thêm xuồng nữa à?"... |
Bạn Tran Van Hung nêu lý do phản đối của mình: “Tác giả cũng như phần đông các bác tham gia góp ý ở đây đã quên một điều là mặt đường Kinh Dương Vương hiện tại là quá thấp, chỉ cao hơn mặt nước bình thường của ao hồ sông rạch 20-30-40cm thôi, cho nên khi triều lên là ngập, mưa lớn mưa lâu là ngập.
Bây giờ đào giữa đường một con kênh rộng 15m, sâu 4m rồi cho thông thủy với kênh Tham Lương, Tân Hóa... thì bình thường (không có triều cường, không mưa), mặt nước dưới kênh thường xuyên cũng gần bằng mặt đường rồi!
Triều lên hay mưa lớn thì nước trong kênh sẽ dâng tràn lên đường... Do đó tình hình cũng sẽ gần giống như hiện nay thôi! Kênh này không chứa được nước nhiều vậy đâu vì bình thường nó cũng gần đầy nước!
Đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân, TP.HCM) trước khi có dự án chống ngập bằng cách tôn nền đường - Ảnh: BRC |
Kênh Kinh Dương Vương (tạm gọi là vậy) trên đường Kinh Dương Vương thông thủy với kênh Tham Lương và kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng như các hồ tự nhiên xung quanh - Đồ họa: T.THIÊN |
Đường Kinh Dương Vương cũng như khu vực Bình Tân là vùng trũng. Làm gì rồi cũng phải nâng cao trình lên. Vấn đề ở đây là nước không thoát được chứ không phải là thiếu kênh, thiếu cống. Nếu đào kênh để lấy đất tôn nền đường, nền nhà thì tôi đồng ý, chứ nếu vẫn giữ cốt đường như hiện nay tì dù có kênh hay có cống ngầm cũng vẫn ngập”.
Cũng với ý kiến này, bạn Tư Ngó cho biết: "Vùng đất đó là vùng trũng, đào kênh thì khi thủy triều lên hai con kênh đang có là Tham Lương, Lò Gốm sẽ tràn vào. Nếu dùng van đóng tự động thì trên lý thuyết nó sẽ không ngập và không ảnh hưởng gì, nhưng thực tế cái van đó chỉ giúp cho con kênh mới này không ngập, còn khi mưa đến kết hợp với thủy triều lên thì con kênh mới cũng phá sản vì hai bên đường hai bên nhà dân vẫn phải ngập do thoát nước đi đâu khi đây là một vùng trũng".
"Làm gì làm cũng phải nâng đường thôi, tính đến tính lui tốn tiền tốn của trong khi ngân sách đang nghèo mà chẳng giải quyết được gì, còn đường này đã gây tốn biết bao nhiêu tiền rồi? Năm ngoái lắp đặt đường thoát nước mới vừa xong chưa kịp khô ximăng, giờ đến nâng đường, chưa kịp nâng hết thì lại muốn đào kênh?" - bạn Tư Ngó kết luận.
Bạn Nguyễn Duy Chí đặt câu hỏi: "Tại sao báo chí lại cứ cổ vũ "đẽo cày giữa đường" thế? Hệ thống kênh + 1/3 đường Kinh Dương Vương nếu biến thành kênh thì chứa được bao nhiêu nước mà ủng hộ đề xuất này?".
"Làm kênh để xả rác hả? Không bàn gì nữa. Nâng đường và làm hệ thống cống và hố ga thu nước lớn hơn" - bạn Nguyễn Duy Sang phản ứng chuyện đào kênh rất dữ dội.
Thay kênh bằng cống hộp, đào hồ Phú Lâm
Mạnh Hà: “Tôi xin đề xuất phương án: lấy công viên Phú Lâm (5ha) và bến xe Miền Tây + chợ An Lạc (7ha) làm hồ chứa nước chống ngập nhân tạo. Nếu ta đào sâu 4m, hai hồ này sẽ có sức chứa 480.000m3 nước (120.000m2 x 4 = 480.000m3). Ngày trước người Mỹ cũng dùng cách này để chống ngập cho phi trường Tân Sơn Nhất. Cái khó là dời bến xe Miền Tây và chợ An Lạc đi đâu?”.
Phong Vo: “Có thể thay kênh bằng cống ngầm nhưng cống phải lớn bằng 1/3 diện tích đường, phần đường đó chỉ dành cho xe cơ giới thô sơ và xe máy”.
Truonghai: “Đào kênh phức tạp, tốn kém lắm. Đúc cống hộp 5x3x3m đặt hai bên đường thông ra hai kênh lớn thì vẫn giữ nguyên hiện trạng đường Kinh Dương Vương, chứ làm con kênh giữa đường, áp dụng công nghệ cách đây 100 năm của người Pháp thì không ổn”.
Huynhtuan: “Làm cống hộp tránh được xả rác và không hẹp lòng đường”...Kim Dung: “Theo tôi, làm cống hộp loại lớn dọc hai bên đường thông ra hai kênh Tham Lương và Tân Hóa - Lò Gốm”.
Lo kênh đào đầy rác Nỗi lo này có thật khi thực tế nhiều kênh rạch ở TP.HCM vẫn là nơi nhiều người xả rác như một vấn nạn chưa giải quyết được. "Kênh Tân Hóa - Lò Gốm nước đen thui thùi lùi, ô nhiễm hết sức nghiêm trọng, giờ cho kênh này nối thông đi mọi nơi thì dân sống sao đây?" - Son Hai. "Kênh à, sẽ bị thúi như kênh Ông Buông đó. ý tưởng sai. Biến công viên Phú Lâm thành hầm chứa nước mưa là tốt nhất. Làm như người Nhật đi là đúng nhất, họ đã thành công và phát triển nhờ làm hầm chứa nước" - Tần Tôi. "Bên đường là kênh sẽ rất đẹp nhưng phải quan tâm đến vấn đề xả rác xuống kênh. Nước kênh phải sạch..." - Phan Việt Phước... |
[poll width="400px" height="230px"]225[/poll]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận