11/05/2013 18:12 GMT+7

19g tối nay, chung kết "Tầm nhìn xuyên thế kỷ"

Anh LÊ HOÀNG VIỆT LÂM - giảng viên Trường ĐH An ninh nhân dân
Anh LÊ HOÀNG VIỆT LÂM - giảng viên Trường ĐH An ninh nhân dân

TTO - Vòng chung kết hội thi cá nhân trực tuyến “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần 7-2013 chuẩn bị về đích Tuổi Trẻ Online (TTO - tuoitre.vn) đã có cuộc chuyện với PGS.TS.Vũ Tình - nguyên phó hiệu trưởng trường ĐH KHX&NV - ĐHQG TP.HCM - giám khảo hội thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần 7-2013.

xaMlieqV.jpgPhóng to
Các học sinh tham dự phần thi cá nhân trực tuyến tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Bảng B (dành cho học sinh trung học phổ thông đang theo học các trường và trung tâm giáo dục thường xuyên tại TP.HCM) có 100 thí sinh vào chung kết - Ảnh: Minh Đức
WWPBseem.jpgPhóng to
Giao diện trang thi trực tuyến "Tầm nhìn xuyên thế kỷ" dành cho phần thi cá nhân trực tuyến

* Là giám khảo cả 7 hội thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ”, ông nhận xét thế nào về hội thi năm nay?

qpmZpc64.jpgPhóng toPGS.TS.Vũ Tình - Ảnh: TL

Không khí của cả 7 hội thi đều rất sôi động, đặc biệt là không khí của những vòng chung kết và chung kết xếp hạng. Khâu kỹ thuật phục vụ cho các hội thi ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là hội thi lần thứ 7 này chưa xảy ra lỗi kỹ thuật nào trong suốt quá trình tranh tài. Nội dung các câu hỏi, chủ đề của các tình huống vừa bám sát kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa phản ánh được diện rộng kiến thức văn hóa của nhân loại cũng như những sự kiện mang tính thời sự diễn ra trong và ngoài nước.

Trong vòng chung kết, 400 thí sinh sẽ tham gia hết 6 phần thi trên trang trắc nghiệm. Tổng thời gian của vòng thi chung kết là 30 phút. Khi thời gian kết thúc, hệ thống sẽ tự động ghi nhận điểm của thí sinh đó.

Trước khi bắt đầu một phần thi sẽ có phần cược điểm, điểm cược sẽ tương ứng với mức: 5 điểm, 10 điểm, 15 điểm, 20 điểm. Nếu thí sinh trả lời đúng tất cả các nội dung của phần thi đó sẽ được cộng số điểm cược, nếu sai sẽ bị trừ với số điểm tương ứng. Trang trắc nghiệm sẽ liên tục cập nhật 10 thí sinh đang tạm dẫn đầu để các thí sinh có cơ sở để cược điểm.

Tại hội thi lần này, những nội dung liên quan đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung và phát triển năm 2011; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; các văn kiện phản ánh thành tựu, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của TP.HCM được phản ánh trong văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ thành phố;... được cập nhật vào các đề thi và thí sinh thể hiện sự quan tâm, hiểu biết về những vấn đề này.

Tôi đánh giá cao năng lực học tập và kiến thức của các thí sinh; đánh giá cao trách nhiệm của các bạn trẻ đối với thành phố, đối với đất nước.

* Theo ông, việc học tập, vận dụng các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với giới trẻ trong bối cảnh hiện nay có vai trò thế nào?

- Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập để nắm vững tinh thần khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa này; là học tập để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, người học hình thành, củng cố và phát triển thế giới quan khoa học, phương pháp luận khoa học, xây dựng nhân sinh quan lành mạnh, kiên định mục tiêu, lý tưởng; nâng cao sức mạnh của năng lực đề kháng và tự đề kháng trước sự tác động đa dạng, đa chiều của các biến cố, các sự kiện trong cuộc sống đầy biến động hiện nay.

Tôi siêng thi để giảng dạy tốt hơn

Tôi thường xuyên tham gia hội thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” qua các năm vì muốn thử sức ở một cuộc thi có ý nghĩa không chỉ về học thuật mà còn là cơ hội để bản thân trui rèn bản lĩnh, trau dồi lý tưởng cách mạng để vững tin trên con đường bản thân đã lựa chọn.

Đó là hành trang vô giá để tôi tự tin đứng trên bục giảng và truyền đạt lại cho những sinh viên những tri thức hữu ích tối cần thiết, giúp họ hiểu biết sâu sắc hơn ý nghĩa phương pháp luận, cách nhìn nhận, đánh giá về những sự vật, hiện tượng xung quanh mà lâu nay chúng ta tưởng chừng như quá cao siêu, trừu tượng nhưng thực chất rất gần gũi.

Mặt khác, cuộc thi cũng là cơ hội để tôi tiếp cận được những tri thức, sự kiện, phát minh, thành tựu... mới trong sự biến chuyển không ngừng của lịch sử.

Chính từ những tri thức và bài học đó sẽ được tôi chắt lọc, xem xét từ nhiều chiều cạnh để lựa chọn và đưa vào bài giảng của mình. Một bài giảng chính trị nếu không có sự đầu tư nghiêm túc, không có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, không có những ví dụ minh họa sinh động, và không có những câu chuyện kể, những người thật việc thật thì không thể cuốn hút sinh viên.

Dự kiến lễ tổng kết và trao giải hội thi sẽ diễn ra vào ngày 18-5. Mỗi bảng thi sẽ có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích, 3 giải thưởng cho thí sinh xuất sắc nhất từng tuần...

Hội thi cá nhân trực tuyến là một phần của hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần 7-2013, do Thành đoàn TP.HCM phối hợp báo Tuổi Trẻ tổ chức.

400 thí sinh vào chung kết “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần 7-2013Công bố 4 thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở đợt 119 thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở đợt 216 thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở đợt 3Hội thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần 7-2013Nhiều nét mới trong hội thi "Tầm nhìn xuyên thế kỷ" 2013

Anh LÊ HOÀNG VIỆT LÂM - giảng viên Trường ĐH An ninh nhân dân
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên